background img

Dấu hiệu có thai và Chăm sóc thai kỳ

Showing posts with label mang thai 3 thang dau. Show all posts
Showing posts with label mang thai 3 thang dau. Show all posts
Đối với nhiều phụ nữ đang mang thai, chỉ cần một cơn đau nhẹ họ sẽ lập tức đi khám ngay. Nhưng một số thai phụ khác lại phớt lờ những biểu hiện đó và cho rằng đó chỉ là những dấu hiệu mang thai thường gặp . Hoặc chỉ đơn giản là họ ngại để bác sĩ thăm khám vùng nhạy cảm của mình. Vậy, làm sao để phân biệt được những triệu chứng nào là nguy hiểm khi mang thai, cần phải gặp bác sĩ ngay, và những triệu chứng mang thai nào là không đáng lo ngại, có thể chờ đến đợt khám thai định kỳ tiếp theo?



Tiền sản giật
Có khoảng 5% thai phụ gặp phải tình trạng nguy hiểm này trong thời gian thai nghén. Bác sĩ có thể nhận biết nguy cơ của tiền sản giật qua việc nhận thấy bà bầu có huyết áp cao và kết quả xét nghiệm nước tiểu có chứa đạm. Thông thường, chứng tiền sản giật hay xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài suốt thai kỳ, chỉ kết thúc khi sinh con, thoát nhau.
Tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người mẹ và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng hai mẹ con. Do đó, việc khám thai thường xuyên và đo huyết áp, thử nước tiểu ở mỗi lần khám là hết sức cần thiết để phát hiện cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Cần chú ý sức khỏe ngay khi mang thai tháng đầu .

Thai ngoài tử cung
Có khoảng 1/300 ca mang thai rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ ở một nơi nào đó trong cơ thể thai phụ, thường là trong ống dẫn trứng (chiếm đến 99%), chứ không phải ở tử cung. Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra, cộng với nhau thai ngày càng lớn dần lên làm suy yếu vách ống dẫn trứng, gây xuất huyết, có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ, nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.

Tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không có cách nào để cấy ghép phôi thai vào trong tử cung, do đó, kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Việc nhận biết, phát hiện kịp thời các trường hợp thai ngoài tử cung là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường, thai ngoài tử cung được chia làm 2 dạng: thể bán cấp và thể cấp tính. Theo đó, thể bán cấp là tình trạng thai đã làm tổ ngoài tử cung nhưng chưa bị vỡ, có thể biểu hiện bằng việc sau chuẩn đoán có thai, thai phụ bị đau 1 bên bụng, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi, nhức 1 bên vai. Với thể cấp tính, ống dẫn trứng đã bị vỡ, khiến thai phụ bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áp tuột. Trong trường hợp này phải đưa thai phụ đến bệnh viện khẩn cấp để mổ cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng….

Nếu đã từng có thai ngoài tử cung, khi mang thai trở lại, bà bầu cần thông báo sớm tiểu sử bệnh lý với bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ các biểu hiện khi mới cấn thai. Và cũng đừng quá bi quan nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, vì có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.

Sẩy thai
Về mặt y khoa, sẩy thai tự nhiên là hiện tượng bào thai bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước tuần thai thứ 24. Có khoảng 1/3 trên tổng số bào thai bị sẩy vào 1 vài tuần lễ đầu thai kỳ, nhưng 1/4 trong số này xảy ra trước khi nghi ngờ hoặc chuẩn đoán có thai, vì thế chị em thường không biết mình bị sẩy thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong khi mang thai 3 tháng đầu tiên có nguyên do từ những bất thường của nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Ngoài ra, tần số sẩy thai cũng gia tăng theo tuổi của người mẹ và số lần mang thai.

Sinh non
Sinh non gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho bé như bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp; nhiễm trùng; dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; vàng da; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v… Do đó, nếu thấy các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, cường độ tăng dần, cùng với việc cổ tử cung bị mở, đau lưng kéo dài, ra huyết âm đạo, vỡ ối v.v…trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thai nhi.

Những triệu chứng nguy hiểm khi mang thai

Đối với nhiều phụ nữ đang mang thai, chỉ cần một cơn đau nhẹ họ sẽ lập tức đi khám ngay. Nhưng một số thai phụ khác lại phớt lờ những biểu hiện đó và cho rằng đó chỉ là những dấu hiệu mang thai thường gặp . Hoặc chỉ đơn giản là họ ngại để bác sĩ thăm khám vùng nhạy cảm của mình. Vậy, làm sao để phân biệt được những triệu chứng nào là nguy hiểm khi mang thai, cần phải gặp bác sĩ ngay, và những triệu chứng mang thai nào là không đáng lo ngại, có thể chờ đến đợt khám thai định kỳ tiếp theo?



Tiền sản giật
Có khoảng 5% thai phụ gặp phải tình trạng nguy hiểm này trong thời gian thai nghén. Bác sĩ có thể nhận biết nguy cơ của tiền sản giật qua việc nhận thấy bà bầu có huyết áp cao và kết quả xét nghiệm nước tiểu có chứa đạm. Thông thường, chứng tiền sản giật hay xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài suốt thai kỳ, chỉ kết thúc khi sinh con, thoát nhau.
Tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người mẹ và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng hai mẹ con. Do đó, việc khám thai thường xuyên và đo huyết áp, thử nước tiểu ở mỗi lần khám là hết sức cần thiết để phát hiện cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Cần chú ý sức khỏe ngay khi mang thai tháng đầu .

Thai ngoài tử cung
Có khoảng 1/300 ca mang thai rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ ở một nơi nào đó trong cơ thể thai phụ, thường là trong ống dẫn trứng (chiếm đến 99%), chứ không phải ở tử cung. Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra, cộng với nhau thai ngày càng lớn dần lên làm suy yếu vách ống dẫn trứng, gây xuất huyết, có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ, nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.

Tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không có cách nào để cấy ghép phôi thai vào trong tử cung, do đó, kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Việc nhận biết, phát hiện kịp thời các trường hợp thai ngoài tử cung là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường, thai ngoài tử cung được chia làm 2 dạng: thể bán cấp và thể cấp tính. Theo đó, thể bán cấp là tình trạng thai đã làm tổ ngoài tử cung nhưng chưa bị vỡ, có thể biểu hiện bằng việc sau chuẩn đoán có thai, thai phụ bị đau 1 bên bụng, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi, nhức 1 bên vai. Với thể cấp tính, ống dẫn trứng đã bị vỡ, khiến thai phụ bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áp tuột. Trong trường hợp này phải đưa thai phụ đến bệnh viện khẩn cấp để mổ cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng….

Nếu đã từng có thai ngoài tử cung, khi mang thai trở lại, bà bầu cần thông báo sớm tiểu sử bệnh lý với bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ các biểu hiện khi mới cấn thai. Và cũng đừng quá bi quan nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, vì có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.

Sẩy thai
Về mặt y khoa, sẩy thai tự nhiên là hiện tượng bào thai bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước tuần thai thứ 24. Có khoảng 1/3 trên tổng số bào thai bị sẩy vào 1 vài tuần lễ đầu thai kỳ, nhưng 1/4 trong số này xảy ra trước khi nghi ngờ hoặc chuẩn đoán có thai, vì thế chị em thường không biết mình bị sẩy thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong khi mang thai 3 tháng đầu tiên có nguyên do từ những bất thường của nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Ngoài ra, tần số sẩy thai cũng gia tăng theo tuổi của người mẹ và số lần mang thai.

Sinh non
Sinh non gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho bé như bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp; nhiễm trùng; dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; vàng da; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v… Do đó, nếu thấy các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, cường độ tăng dần, cùng với việc cổ tử cung bị mở, đau lưng kéo dài, ra huyết âm đạo, vỡ ối v.v…trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thai nhi.

Khi mang thai 3 tháng đầu ,sức khoẻ của một đứa trẻ khi ra đời hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, và thậm chí là trước cả khi thụ thai nữa. Dưới đây là 10 cách để bạn phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé tương lai của mình trước và trong khi mang thai.



1 .Khám bệnh trước khi thụ thai
Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ, do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.

2 .Không uống rượu
Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu có thai nên dừng ngay việc uống rượu . Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.

3 .Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ uy tín trước khi dùng thuốc
Mang thai tháng đầu việc sử dụng một số thuốc điều trị nào đó có thể gây khuyết tật thai nhi. Nếu bạn cần điều trị bệnh hay gặp vấn đề sức khỏe nào đó khi đang mang thai hay đang dự định mang thai, nên nói rõ điều này với bác sĩ để bác sĩ có thể kê toa đúng cho bạn.
Dùng thực phẩm chức năng hay thảo dược cũng nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng. Bảo đảm các sản phẩm này được chỉ định cho người phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.

4 .Ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng tốt là một trong các yếu tố quyết định chăm sóc em bé khoẻ mạnh hay không . Bạn có thể nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bà mẹ mang thai, nhưng lời khuyên chung là hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngoài ra, bà mẹ mang thai cũng cần uống thêm thuốc bổ sung vitamin dành cho bà bầu.

5 .Tiêm chủng đúng và đủ
Có nhiều loại vaccin an toàn và được khuyên sử dụng trong thai kỳ, nhưng một sô thì không. Dùng đúng và đủ loại vaccin, vào đúng thời điểm có thể giúp bà mẹ và em bé khỏe mạnh, an toàn. Hãy hỏi bác sĩ về lịch tiêm chủng cần thiết trước và khi mang thai.
6 .Giữ đường huyết ở mức kiểm soát
Nếu bạn có vấn đề về đường huyêt, hãy cẩn thận khi mang thai. Kiềm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi và những vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như gây một vài biến chứng trầm trọng cho phụ nữ. Cần theo dõi, kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và những biến chứng xấu khác.
7 .Phòng ngừa nhiễm khuẩn
Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi. Nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tránh cách bệnh nhiễm khuẩn triệt để trong thai kỳ.

8 .Duy trì cân nặng phù hợp
Phụ nữ thừa cân trước khi mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn trong suốt thai kỳ. Béo phì ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng ở thai nhi.
Nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân, hãy hỏi bác sĩ cách giảm cân đạt đến trọng lượng thích hợp trước khi mang thai.

9 .Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường
Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.

10 .Tầm soát HPV
Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và suy phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.

10 Việc cần làm để tránh dị tật cho thai nhi

Khi mang thai 3 tháng đầu ,sức khoẻ của một đứa trẻ khi ra đời hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, và thậm chí là trước cả khi thụ thai nữa. Dưới đây là 10 cách để bạn phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé tương lai của mình trước và trong khi mang thai.



1 .Khám bệnh trước khi thụ thai
Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ, do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.

2 .Không uống rượu
Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu có thai nên dừng ngay việc uống rượu . Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.

3 .Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ uy tín trước khi dùng thuốc
Mang thai tháng đầu việc sử dụng một số thuốc điều trị nào đó có thể gây khuyết tật thai nhi. Nếu bạn cần điều trị bệnh hay gặp vấn đề sức khỏe nào đó khi đang mang thai hay đang dự định mang thai, nên nói rõ điều này với bác sĩ để bác sĩ có thể kê toa đúng cho bạn.
Dùng thực phẩm chức năng hay thảo dược cũng nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng. Bảo đảm các sản phẩm này được chỉ định cho người phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.

4 .Ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng tốt là một trong các yếu tố quyết định chăm sóc em bé khoẻ mạnh hay không . Bạn có thể nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bà mẹ mang thai, nhưng lời khuyên chung là hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngoài ra, bà mẹ mang thai cũng cần uống thêm thuốc bổ sung vitamin dành cho bà bầu.

5 .Tiêm chủng đúng và đủ
Có nhiều loại vaccin an toàn và được khuyên sử dụng trong thai kỳ, nhưng một sô thì không. Dùng đúng và đủ loại vaccin, vào đúng thời điểm có thể giúp bà mẹ và em bé khỏe mạnh, an toàn. Hãy hỏi bác sĩ về lịch tiêm chủng cần thiết trước và khi mang thai.
6 .Giữ đường huyết ở mức kiểm soát
Nếu bạn có vấn đề về đường huyêt, hãy cẩn thận khi mang thai. Kiềm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi và những vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như gây một vài biến chứng trầm trọng cho phụ nữ. Cần theo dõi, kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và những biến chứng xấu khác.
7 .Phòng ngừa nhiễm khuẩn
Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi. Nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tránh cách bệnh nhiễm khuẩn triệt để trong thai kỳ.

8 .Duy trì cân nặng phù hợp
Phụ nữ thừa cân trước khi mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn trong suốt thai kỳ. Béo phì ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng ở thai nhi.
Nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân, hãy hỏi bác sĩ cách giảm cân đạt đến trọng lượng thích hợp trước khi mang thai.

9 .Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường
Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.

10 .Tầm soát HPV
Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và suy phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.

Người ta bảo: “Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ” cơ mà thật ra chỉ cần qua 3 tháng đầu mang thai, đeo cái ba lô ngược thôi là đã thấy thấm lắm rồi, thấy hiểu lòng mẹ hơn là hiểu lòng cha.
Với một đứa con gái không bao giờ biết ngồi yên một chỗ, suốt ngày phải động chân động tay, thì việc phải đi đứng nhẹ nhàng, hoạt động cử chỉ mềm mại duyên dáng là điểu không tưởng, và có lẽ đó là lí do vì sao chuyện đau bụng nó diễn ra hàng ngày như cơm bữa vậy. Tóm tắt lại hành trình 3 tháng vật vã của mình cho các bạn đang trên đường chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ “thiên chức”, với lời khuyên thật lòng là hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, đừng như mình.



Dấu hiệu có thai là 2 vạch đỏ lòm xuất hiện vào một buổi sáng cuối tuần đẹp trời trong sự bỡ ngỡ của 2 vợ chồng, hãy quên đi những cảnh phim thật đẹp, cô vợ hét từ trong nhà vệ sinh, rồi chạy ra ngoài với nụ cười rực rỡ, anh chồng nhìn thấy liền chạy tới bế cô vợ xoay vài vòng rồi cả hai ôm nhau trong hạnh phúc đi nhé! Không có đâu, mặt hai đứa nhà này đần nghệt, anh chồng nhìn xong còn chưa hoàn hồn, chỉ kịp cười “hihi” rồi vụt tắt, mình thì run, chỉ kịp xuống đưa kết quả cho mẹ chồng rồi té lên gọi cho mẹ béo.

Mang thai tháng đầu cơ thể chẳng có gì thay đổi, ngoài việc thèm đủ loại đồ chua ngọt lẫn lộn. Khổ nỗi việc thèm không tự phát, mà nghe ai nói cái gì là thèm cái đó. Đang ăn sấu dầm là có thể nghĩ đến ngay việc cạp nguyên một cái bánh ngọt to sụ. Nhưng tất cả mọi việc chỉ dừng lại ở việc nghĩ đến, thèm, và nhót được 1-2 miếng, chứ chưa bao giờ có khả năng cạp hết tất cả những thứ trong đầu nghĩ ra.

4 tuần tiếp theo, khá là phức tạp đấy, phức tạp từ việc ăn uống, cho đến tâm trạng. Không biết các chị em khác thế nào, nhưng 4 tuần này của mình là máu và nước mắt. Để giải thích luôn cho bớt nghiêm trọng, máu xuất hiện là vì nôn nhiều quá, xước cổ họng nên có máu, nước mắt xuất hiện cũng là vì nôn nhiều quá không ăn được gì, xì trét nên có nước mắt.

Những con đói đến thường xuyên hơn, có khi là mệt lả, chưa bao giờ có cảm giác sợ con đói đến thế, chẳng hiểu sao ngày trước nhịn đói được 3-4 ngày ăn linh tinh để giảm cân thì không sao, bây giờ chỉ cần đói một chút thôi tay chân đã không có cảm giác gì rồi, rã rời tơi bời luôn. Sáng còn xinh tươi, phấn khởi, chiều tối là như con gà rù. Đấy là còn chưa kể quả cấp cứu vì không hợp sữa bầu rồi rối loạn tiêu hóa, feeling so high lắm, vì người lúc ấy cảm giác chỉ còn cái xác nhẹ bẫng thôi, gió đẩy cái là fly so high luôn ấy.

Tâm lí trong 4 tuần này cũng phức tạp không kém, đang vui vẻ phơi phới là buồn ngay được luôn, khóc ngay được luôn, cứ như diễn viên Hàn Quốc. Người ta nói đừng động vào bà chửa cũng đúng, bản thân mình còn thấy tâm thần mình bất ổn, chứ nói gì đến người khác, thời gian này cứ đứa nào chọc điên thì cứ xác định. Tâm trạng thay đổi thất thường, tính tự ái cũng cao hơn bình thường đôi chút, mỗi lần không ăn được là anh chồng lại nói, nói là lại buồn, lại tự ái, đêm nằm suy nghĩ lại khóc, mà có khi đơn giản ngồi nghĩ đến mẹ cũng khóc, nằm xem clip 2 con cháu nặc nô, nhớ chúng nó cũng khóc.

Thời gian này thì bụng cũng chẳng có gì đâu, ngoài việc bụng mình đã to sẵn rồi thì đôi khi nó làm mình ảo tưởng chút ít. Mặc dù vậy, trong đầu vẫn chẳng có ý thức gì là mình đang có em bé, sáng dậy vẫn phải lăn vài vòng rồi mới xuống được giường, cầu thang vẫn phải đi 2 bước 1, đến công ty mà ngồi vào ghế làm việc là cứ phải ngồi phụp một phát, tối về đến nhà hôm nào khỏe cũng phải đè anh chồng ra cấu véo, đánh đạp, tra tấn một lúc thì chân tay mới yên. Bởi vậy nên cứ lúc nào hơi quá đà dẫn đến việc đau bụng mới nhận ra à uh, xoa xoa cái bụng xin lỗi vài câu là nó hết.

4 tuần cuối, ngoài việc tâm lí có phần vững vàng hơn, không ủy mị và dở hơi như vài tuần trước, thì việc ăn uống lại chẳng có tiến triển gì, ăn và nôn là đôi bạn thân. Từ đây cuộc đời mới có thêm một bữa đêm trước khi ngủ, trong khi trước đây nó là kẻ thù, thì bây giờ nó là bạn tốt. Nó giúp cái bụng yên lặng cả đêm cho đến sáng, cho đến lúc ăn tiếp bữa sáng hôm sau mà không xi nhê gì. Nếu hôm nào lỡ dở mà quên không gặp nó, thì đêm sẽ mất ngủ và sáng hôm sau sẽ biết tay nhau luôn, bết xê lết theo cách đúng nghĩa, và việc bò được ra khỏi giường vào sáng hôm sau nó khó khăn giống như việc một con lùn 1m6 sống trong nhà những con người mét 7 mét 8 với tất cả những đồ vật được để quá tầm với.

Các bạn thắc mắc vì sao mình lại có sự so sánh ấy à? Vì mình là con mét 6, còn bồ chồng, mẹ chồng, và chồng mình thì không ai cao dưới mét 7 cả. Tuy cái trạn bát đã được điều chỉnh phù hợp với số đo của mình, nhưng những thứ khác như dây treo quần áo hay giá để đồ thì vưỡn còn xa tầm với lắm. Việc mình so sánh như vậy là muốn cho các bạn thấy cái sự khó khăn nó ghê gớm, mà có khi sự khó khăn đấy chỉ có những người lùn như mình mới hiểu.

Mang thai 3 tháng đầu trôi qua vèo như thế, và nghĩ lại là mình thấy bủn rủn. Dù đã sang những tuần đầu của tháng thứ 4, nhưng những cơn đói hiện tại vẫn chưa buông tha. Đừng hỏi sao đói lại không ăn? Vì không ăn được, hoặc ăn là nôn, hoặc chỉ vừa ngửi mùi đã thấy ghê. Nên những món có thể ăn được sẽ phải nhai đi nhai lại, cùng lắm đến bữa thứ 3 là phải say goodbye ngay lập tức. Sợ ghê lắm!

Vậy đó, 12 tuần của mềnh khủng khíp vậy đó, các bạn nào có ý định thì hãy chuẩn bị tinh thần trước đi nha, có tinh thần chuẩn bị trước thì chắc cái đoạn đầu nó sẽ giống trên phim í, kiểu 2 vợ chồng ôm nhau sung sướng hạnh phúc cười phớ lớ.

Nhật ký mang thai 3 tháng đầu của bà mẹ trẻ

Người ta bảo: “Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ” cơ mà thật ra chỉ cần qua 3 tháng đầu mang thai, đeo cái ba lô ngược thôi là đã thấy thấm lắm rồi, thấy hiểu lòng mẹ hơn là hiểu lòng cha.
Với một đứa con gái không bao giờ biết ngồi yên một chỗ, suốt ngày phải động chân động tay, thì việc phải đi đứng nhẹ nhàng, hoạt động cử chỉ mềm mại duyên dáng là điểu không tưởng, và có lẽ đó là lí do vì sao chuyện đau bụng nó diễn ra hàng ngày như cơm bữa vậy. Tóm tắt lại hành trình 3 tháng vật vã của mình cho các bạn đang trên đường chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ “thiên chức”, với lời khuyên thật lòng là hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, đừng như mình.



Dấu hiệu có thai là 2 vạch đỏ lòm xuất hiện vào một buổi sáng cuối tuần đẹp trời trong sự bỡ ngỡ của 2 vợ chồng, hãy quên đi những cảnh phim thật đẹp, cô vợ hét từ trong nhà vệ sinh, rồi chạy ra ngoài với nụ cười rực rỡ, anh chồng nhìn thấy liền chạy tới bế cô vợ xoay vài vòng rồi cả hai ôm nhau trong hạnh phúc đi nhé! Không có đâu, mặt hai đứa nhà này đần nghệt, anh chồng nhìn xong còn chưa hoàn hồn, chỉ kịp cười “hihi” rồi vụt tắt, mình thì run, chỉ kịp xuống đưa kết quả cho mẹ chồng rồi té lên gọi cho mẹ béo.

Mang thai tháng đầu cơ thể chẳng có gì thay đổi, ngoài việc thèm đủ loại đồ chua ngọt lẫn lộn. Khổ nỗi việc thèm không tự phát, mà nghe ai nói cái gì là thèm cái đó. Đang ăn sấu dầm là có thể nghĩ đến ngay việc cạp nguyên một cái bánh ngọt to sụ. Nhưng tất cả mọi việc chỉ dừng lại ở việc nghĩ đến, thèm, và nhót được 1-2 miếng, chứ chưa bao giờ có khả năng cạp hết tất cả những thứ trong đầu nghĩ ra.

4 tuần tiếp theo, khá là phức tạp đấy, phức tạp từ việc ăn uống, cho đến tâm trạng. Không biết các chị em khác thế nào, nhưng 4 tuần này của mình là máu và nước mắt. Để giải thích luôn cho bớt nghiêm trọng, máu xuất hiện là vì nôn nhiều quá, xước cổ họng nên có máu, nước mắt xuất hiện cũng là vì nôn nhiều quá không ăn được gì, xì trét nên có nước mắt.

Những con đói đến thường xuyên hơn, có khi là mệt lả, chưa bao giờ có cảm giác sợ con đói đến thế, chẳng hiểu sao ngày trước nhịn đói được 3-4 ngày ăn linh tinh để giảm cân thì không sao, bây giờ chỉ cần đói một chút thôi tay chân đã không có cảm giác gì rồi, rã rời tơi bời luôn. Sáng còn xinh tươi, phấn khởi, chiều tối là như con gà rù. Đấy là còn chưa kể quả cấp cứu vì không hợp sữa bầu rồi rối loạn tiêu hóa, feeling so high lắm, vì người lúc ấy cảm giác chỉ còn cái xác nhẹ bẫng thôi, gió đẩy cái là fly so high luôn ấy.

Tâm lí trong 4 tuần này cũng phức tạp không kém, đang vui vẻ phơi phới là buồn ngay được luôn, khóc ngay được luôn, cứ như diễn viên Hàn Quốc. Người ta nói đừng động vào bà chửa cũng đúng, bản thân mình còn thấy tâm thần mình bất ổn, chứ nói gì đến người khác, thời gian này cứ đứa nào chọc điên thì cứ xác định. Tâm trạng thay đổi thất thường, tính tự ái cũng cao hơn bình thường đôi chút, mỗi lần không ăn được là anh chồng lại nói, nói là lại buồn, lại tự ái, đêm nằm suy nghĩ lại khóc, mà có khi đơn giản ngồi nghĩ đến mẹ cũng khóc, nằm xem clip 2 con cháu nặc nô, nhớ chúng nó cũng khóc.

Thời gian này thì bụng cũng chẳng có gì đâu, ngoài việc bụng mình đã to sẵn rồi thì đôi khi nó làm mình ảo tưởng chút ít. Mặc dù vậy, trong đầu vẫn chẳng có ý thức gì là mình đang có em bé, sáng dậy vẫn phải lăn vài vòng rồi mới xuống được giường, cầu thang vẫn phải đi 2 bước 1, đến công ty mà ngồi vào ghế làm việc là cứ phải ngồi phụp một phát, tối về đến nhà hôm nào khỏe cũng phải đè anh chồng ra cấu véo, đánh đạp, tra tấn một lúc thì chân tay mới yên. Bởi vậy nên cứ lúc nào hơi quá đà dẫn đến việc đau bụng mới nhận ra à uh, xoa xoa cái bụng xin lỗi vài câu là nó hết.

4 tuần cuối, ngoài việc tâm lí có phần vững vàng hơn, không ủy mị và dở hơi như vài tuần trước, thì việc ăn uống lại chẳng có tiến triển gì, ăn và nôn là đôi bạn thân. Từ đây cuộc đời mới có thêm một bữa đêm trước khi ngủ, trong khi trước đây nó là kẻ thù, thì bây giờ nó là bạn tốt. Nó giúp cái bụng yên lặng cả đêm cho đến sáng, cho đến lúc ăn tiếp bữa sáng hôm sau mà không xi nhê gì. Nếu hôm nào lỡ dở mà quên không gặp nó, thì đêm sẽ mất ngủ và sáng hôm sau sẽ biết tay nhau luôn, bết xê lết theo cách đúng nghĩa, và việc bò được ra khỏi giường vào sáng hôm sau nó khó khăn giống như việc một con lùn 1m6 sống trong nhà những con người mét 7 mét 8 với tất cả những đồ vật được để quá tầm với.

Các bạn thắc mắc vì sao mình lại có sự so sánh ấy à? Vì mình là con mét 6, còn bồ chồng, mẹ chồng, và chồng mình thì không ai cao dưới mét 7 cả. Tuy cái trạn bát đã được điều chỉnh phù hợp với số đo của mình, nhưng những thứ khác như dây treo quần áo hay giá để đồ thì vưỡn còn xa tầm với lắm. Việc mình so sánh như vậy là muốn cho các bạn thấy cái sự khó khăn nó ghê gớm, mà có khi sự khó khăn đấy chỉ có những người lùn như mình mới hiểu.

Mang thai 3 tháng đầu trôi qua vèo như thế, và nghĩ lại là mình thấy bủn rủn. Dù đã sang những tuần đầu của tháng thứ 4, nhưng những cơn đói hiện tại vẫn chưa buông tha. Đừng hỏi sao đói lại không ăn? Vì không ăn được, hoặc ăn là nôn, hoặc chỉ vừa ngửi mùi đã thấy ghê. Nên những món có thể ăn được sẽ phải nhai đi nhai lại, cùng lắm đến bữa thứ 3 là phải say goodbye ngay lập tức. Sợ ghê lắm!

Vậy đó, 12 tuần của mềnh khủng khíp vậy đó, các bạn nào có ý định thì hãy chuẩn bị tinh thần trước đi nha, có tinh thần chuẩn bị trước thì chắc cái đoạn đầu nó sẽ giống trên phim í, kiểu 2 vợ chồng ôm nhau sung sướng hạnh phúc cười phớ lớ.


Mang thai 3 tháng đầu, người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều về cơ thể, dinh dưỡng...vì vậy, mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức đầy đủ để chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ giai đoạn này.

Một người phụ nữ có thể gặp bất kỳ hoặc tất cả những triệu chứng có thai sau đây trong 3 tháng đầu mang thai: buồn nôn, chóng mặt, táo bón, ợ nóng, đau ngực, đi tiểu nhiều và mệt mỏi… Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên sau:

Khám thai

Việc khám thai trong 3 tháng đầu là rất quan trọng. Sau khi bạn nghi ngờ có thai, thử que thử thai có hiện hai vạch bạn nên sớm sắp xếp một cuộc gặp với bác sĩ. Nếu chưa thể sắp xếp được, đến tuần thứ 7-8 thai kỳ bạn cần đi khám bác sĩ để xem có tim thai chưa. Việc đi khám thai rất quan trọng để bác sĩ biết được thai nhi đã làm tổ đúng chỗ chưa và tìm hiểu về sức khỏe tổng thể của bạn.
Việc bạn cần làm là trả lời thành thực những câu hỏi của bác sĩ để nhận được những lời khuyên về chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Sau đó đến tuần 11-13, bạn cần đi khám thai một lần nữa để phát hiện dị tật bằng cách đo độ mờ da gáy. Những việc này nên được thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Tạo chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu bạn chưa lên kế hoạch mang thai mà bất ngờ có thai, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống ngay lập tức. Thông thường, chế độ ăn uống của phụ nữ cần được cải thiện từ trước khi mang thai 3 tháng. Bạn cần nhớ bổ sung đủ các loại thực phẩm chứa nhiều protein, sắt, canxi và carbohydrate. Bà bầu cần tiêu thụ 200-300 calo mỗi ngày để đảm bảo em bé nhận được nguồn dinh dưỡng hợp lý.

Thay vì bạn vẫn thưởng thức những đồ uống chứa caffeine, hãy thay thế bằng nước lọc, nước chanh, nước cam hoặc các loại nước ép hoa quả đển rất có lợi.

Đăng ký lớp học tiền sản
Tại đây, các chuyên gia sẽ hướng dẫn tận tình cho bạn những kiến thức về việc chăm sóc thai nhi, dấu hiệu sắp sinh, trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc em bé… Tại đây bạn cũng được cung cấp những thông tin quan trọng về việc mang thai và sinh nở, chăm sóc phụ nữ sau sinh. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề gì đó, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ. Bạn cũng có thể đi cũng ông xã để giúp chàng có thêm kiến thức cùng mình chăm sóc con.

Đừng quên tham khảo kinh nghiệm của những mẹ bầu khác trong lớp học này bạn nhé, rất hữu ích đấy!
Những điều nên tránh
Hầu hết phụ nữ mang thai đều biết nên tránh hút thuốc và uống rượu trong thai kỳ. Ngoài ra, chị em còn cần quan tâm đến một số vấn đề sau. Mang thai tháng đầu, bà bầu không nên để cơ thể bị nóng quá mức. Phụ nữ mang thai không nên đi ra ngoài khi thời tiết quá nắng nóng và tránh tắm nước nóng.



Bà bầu cũng cần cách xa với những noi chứa nhiều vi khuẩn, những công việc tiếp xúc với hóa chất. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Uống bổ sung vitamin

Uống bổ sung vitamin ngay khi biết mình có thai càng sớm càng tốt. Các loại vitamin uống này có chứa axit folic, sắt và canxi rất cần cho sự phát triển của bé, đảm bảo bé nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn và thường xuyên là điều nên làm trong suốt thời gian mang thai. Việc tập luyện thể thao giúp giảm những tác động xấu trong thai kỳ như đau nhức người, giảm ốm nghén, tăng năng lượng…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được tập luyện quá sức và những bài tập khó. Nếu chưa từng tập thể thao trước đó, bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội hoặc đơn giản hơn là đi bộ, duy trì những thói quen này tới lúc sau sinh.

Những việc cần làm khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu, người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều về cơ thể, dinh dưỡng...vì vậy, mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức đầy đủ để chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ giai đoạn này.

Một người phụ nữ có thể gặp bất kỳ hoặc tất cả những triệu chứng có thai sau đây trong 3 tháng đầu mang thai: buồn nôn, chóng mặt, táo bón, ợ nóng, đau ngực, đi tiểu nhiều và mệt mỏi… Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên sau:

Khám thai

Việc khám thai trong 3 tháng đầu là rất quan trọng. Sau khi bạn nghi ngờ có thai, thử que thử thai có hiện hai vạch bạn nên sớm sắp xếp một cuộc gặp với bác sĩ. Nếu chưa thể sắp xếp được, đến tuần thứ 7-8 thai kỳ bạn cần đi khám bác sĩ để xem có tim thai chưa. Việc đi khám thai rất quan trọng để bác sĩ biết được thai nhi đã làm tổ đúng chỗ chưa và tìm hiểu về sức khỏe tổng thể của bạn.
Việc bạn cần làm là trả lời thành thực những câu hỏi của bác sĩ để nhận được những lời khuyên về chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Sau đó đến tuần 11-13, bạn cần đi khám thai một lần nữa để phát hiện dị tật bằng cách đo độ mờ da gáy. Những việc này nên được thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Tạo chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu bạn chưa lên kế hoạch mang thai mà bất ngờ có thai, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống ngay lập tức. Thông thường, chế độ ăn uống của phụ nữ cần được cải thiện từ trước khi mang thai 3 tháng. Bạn cần nhớ bổ sung đủ các loại thực phẩm chứa nhiều protein, sắt, canxi và carbohydrate. Bà bầu cần tiêu thụ 200-300 calo mỗi ngày để đảm bảo em bé nhận được nguồn dinh dưỡng hợp lý.

Thay vì bạn vẫn thưởng thức những đồ uống chứa caffeine, hãy thay thế bằng nước lọc, nước chanh, nước cam hoặc các loại nước ép hoa quả đển rất có lợi.

Đăng ký lớp học tiền sản
Tại đây, các chuyên gia sẽ hướng dẫn tận tình cho bạn những kiến thức về việc chăm sóc thai nhi, dấu hiệu sắp sinh, trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc em bé… Tại đây bạn cũng được cung cấp những thông tin quan trọng về việc mang thai và sinh nở, chăm sóc phụ nữ sau sinh. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề gì đó, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ. Bạn cũng có thể đi cũng ông xã để giúp chàng có thêm kiến thức cùng mình chăm sóc con.

Đừng quên tham khảo kinh nghiệm của những mẹ bầu khác trong lớp học này bạn nhé, rất hữu ích đấy!
Những điều nên tránh
Hầu hết phụ nữ mang thai đều biết nên tránh hút thuốc và uống rượu trong thai kỳ. Ngoài ra, chị em còn cần quan tâm đến một số vấn đề sau. Mang thai tháng đầu, bà bầu không nên để cơ thể bị nóng quá mức. Phụ nữ mang thai không nên đi ra ngoài khi thời tiết quá nắng nóng và tránh tắm nước nóng.



Bà bầu cũng cần cách xa với những noi chứa nhiều vi khuẩn, những công việc tiếp xúc với hóa chất. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Uống bổ sung vitamin

Uống bổ sung vitamin ngay khi biết mình có thai càng sớm càng tốt. Các loại vitamin uống này có chứa axit folic, sắt và canxi rất cần cho sự phát triển của bé, đảm bảo bé nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn và thường xuyên là điều nên làm trong suốt thời gian mang thai. Việc tập luyện thể thao giúp giảm những tác động xấu trong thai kỳ như đau nhức người, giảm ốm nghén, tăng năng lượng…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được tập luyện quá sức và những bài tập khó. Nếu chưa từng tập thể thao trước đó, bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội hoặc đơn giản hơn là đi bộ, duy trì những thói quen này tới lúc sau sinh.


Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm mẹ bắt đầu những dấu hiệu có thai . Việc chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và trẻ , những hạn chế mẹ cần chú ý để bảo vệ con .
3 Tháng cuối thai kỳ là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời.
Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh và tìm hiểu về sinh mổ.




Sự thay đổi về sinh lý

Trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.
Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong thời kỳ này, những thai phụ tương đối nhạy cảm sẽ cảm thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải. Một số ít thai phụ đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.
Buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau. Nhưng cũng có một số thai phụ lịa không hề cảm nhận được.

- Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp/phút.
- Ngực hơi căng cứng.
- Có trường hợp có cảm giác buồn nôn.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Chậm kinh
- Đau lưng
Cách xử trí

- Đừng chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu được hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn.

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

- Bụng phát triển

- Tăng cân
- Vết dãn da
- Trứng cá
- Thay đổi sắc tố da
- Nám da
- Nổi mạch máu
- Giãn tĩnh mạch
- Ra mồ hôi và nổi ban đỏ
- Phù nề
- Rụng tóc

Dinh dưỡng và ăn uống

Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.
Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng
Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

Thuốc và vitamin

Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.
Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.
Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…
Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày
Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Kiến thức mang thai 3 tháng đầu và cuối

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm mẹ bắt đầu những dấu hiệu có thai . Việc chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và trẻ , những hạn chế mẹ cần chú ý để bảo vệ con .
3 Tháng cuối thai kỳ là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời.
Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh và tìm hiểu về sinh mổ.




Sự thay đổi về sinh lý

Trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.
Độ to nhỏ của tử cung vẫn chưa có gì khác biệt so với lúc chưa mang thai. Trong thời kỳ này, những thai phụ tương đối nhạy cảm sẽ cảm thấy có triệu chứng giống như bị cảm, sốt nhẹ, uể oải. Một số ít thai phụ đã xuất hiện phản ứng mang thai như buồn nôn.
Buồng trứng bắt đầu tiết ra hóc môn hoàng thể. Hóc môn này sẽ kích thích tuyến vú phát triển. Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng cứng, đầu vú trở nên sẫm màu và nhạy cảm hơn, chỉ cần chạm nhẹ vào là cảm thấy đau. Nhưng cũng có một số thai phụ lịa không hề cảm nhận được.

- Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp/phút.
- Ngực hơi căng cứng.
- Có trường hợp có cảm giác buồn nôn.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Chậm kinh
- Đau lưng
Cách xử trí

- Đừng chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu được hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn.

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

- Bụng phát triển

- Tăng cân
- Vết dãn da
- Trứng cá
- Thay đổi sắc tố da
- Nám da
- Nổi mạch máu
- Giãn tĩnh mạch
- Ra mồ hôi và nổi ban đỏ
- Phù nề
- Rụng tóc

Dinh dưỡng và ăn uống

Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.
Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng
Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông

Thuốc và vitamin

Các loại vitamin, khoáng chất vẫn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là để phát triển cho thai nhi, vì vậy các loại vitamin A,B,C,D…, các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… vẫn hết sức cần thiết.
Sử dụng thuốc vẫn phải theo chỉ định, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả Đông Y.
Tránh những loại thuốc nhuộm tóc, thuốc bôi mặt…
Có thể bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, chẳng hạn vitamin D vào mùa đông, magiê nếu bị chuột rút, mất ngủ…

Giấc ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguồn năng lượng của bạn sẽ có thể giảm xuống khi bạn ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Do đó, bạn có thể bắt đầu hoạt động chậm lại. Đây là một hiện tượng bình thường. Điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi đủ ngay cả khi có thể việc chìm vào giấc ngủ đối với bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi cơ thể bạn lớn hơn. Những cử động của thai nhi, việc phải chạy vào toilet thường xuyên và sự tăng chuyển hóa của cơ thể có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hãy thử những cách sau để có thể ngủ được trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
Tập những bài vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.
Tránh ngủ quá lâu vào ban ngày
Hãy nói chuyện với chồng, bạn, bác sĩ, hoặc nữ hộ sinh để làm giảm stress.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.

Vậy làm thế nào để mẹ thích nghi với thời kì mang thai này , ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu , thực phẩm nào là không tốt cho thai nhi ? Cùng tìm hiểu một số kiến thức hữu ích cho lần mang thai của bạn nha .



Những triệu chứng mang thai của người mẹ

Nếu cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm ngủ, luôn có cảm giác thấy đói và thèm những món ăn mà bạn chẳng thể ngờ tới những cũng có thể thấy siêu thờ ơ với những món bạn cực thích trước đây, dị ứng với mùi lạ và hay có cảm giác buồn nôn, hay đau đầu, chóng mặt và thường xuyên buồn đi tiểu.

Trên đây là những biểu hiện phổ biến nhất và hoàn toàn bình thường đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu . Đây là do cơ thể phải sản xuất nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi và có sự tăng hormone, kích thước tử cung của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu

- Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).

- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim...

- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…


Quan trọng nhất vẫn là lên thực đơn ăn uống tẩm bổ khoa học để mẹ khỏe, con khỏe. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái. Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ. Đi bộ nhiều. Không thức khuya. Tránh uống bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá. Nên nhớ, cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo nhé.

Thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai

Thực phẩm tái, sống
- Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.

- Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi nhé.

Các loại cá chứa thủy ngân
- Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình.

- Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.

Cà phê
- Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai.

- Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Rượu, đồ uống có gas
Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

Kinh nghiệm Mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.

Vậy làm thế nào để mẹ thích nghi với thời kì mang thai này , ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu , thực phẩm nào là không tốt cho thai nhi ? Cùng tìm hiểu một số kiến thức hữu ích cho lần mang thai của bạn nha .



Những triệu chứng mang thai của người mẹ

Nếu cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm ngủ, luôn có cảm giác thấy đói và thèm những món ăn mà bạn chẳng thể ngờ tới những cũng có thể thấy siêu thờ ơ với những món bạn cực thích trước đây, dị ứng với mùi lạ và hay có cảm giác buồn nôn, hay đau đầu, chóng mặt và thường xuyên buồn đi tiểu.

Trên đây là những biểu hiện phổ biến nhất và hoàn toàn bình thường đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu . Đây là do cơ thể phải sản xuất nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi và có sự tăng hormone, kích thước tử cung của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu

- Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).

- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim...

- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…


Quan trọng nhất vẫn là lên thực đơn ăn uống tẩm bổ khoa học để mẹ khỏe, con khỏe. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái. Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ. Đi bộ nhiều. Không thức khuya. Tránh uống bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá. Nên nhớ, cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo nhé.

Thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai

Thực phẩm tái, sống
- Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.

- Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi nhé.

Các loại cá chứa thủy ngân
- Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình.

- Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.

Cà phê
- Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai.

- Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Rượu, đồ uống có gas
Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn  về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai  nhé.






Kể từ lúc nhận thấy những dấu hiệu có thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.


Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.


Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.


Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.


3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)


Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…


Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.


Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.


Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.


Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…


Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.


Mang thai 3 tháng đầu cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn  về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai  nhé.






Kể từ lúc nhận thấy những dấu hiệu có thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.


Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.


Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.


Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.


3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)


Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…


Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.


Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.


Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.


Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…


Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.


Mang thai 3 tháng đầu cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.


dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; salad nga; dấu hiệu nhận biết có thai; giới tính thai nhi; nấm đùi gà; nấm đùi gà; chăm sóc thai nhi; chăm sóc thai nhi; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; sinh con; mang thai; thụ thai; thai nhi tuan 2; thai nhi tuan 3; sự hình thành thai nhi; thai nhi tuần 5; thai nhi tuần 4; thai nhi tuần 29; chuan bi tam ly truoc khi sinh; thai nhi 32 tuan; thai nhi 33 tuan; thai nhi 30 tuan; thai nhi 34 tuan; thai nhi 36 tuan; thai nhi 31 tuan; cham soc thai nhi; thai nhi 27 tuan; thai nhi 28 tuan; thai nhi 35 tuan; thai nhi 24 tuan; dấu hiệu sắp sinh; giới tính thai nhi; thực đơn cho bà bầu; chăm sóc thai nhi; mang thai thang thu 1; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 2; mang thai thang thu 3; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 5; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 7; mang thai thang thu 9; mang thai thang thu 8; mang thai 3 thang cuoi; mang thai tuan 3; mang thai tuan 5; mang thai tuan 2; mang thai ngoai tu cung; cháo cá lóc; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; nui xào bò; tập cho bé bú bình; nấm đùi gà; chăm sóc sau sinh; sắm đồ sơ sinh; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; nấm đùi gà; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 2; an gi khi mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; dau hieu co thai; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; giới tính thai nhi; gà ác tiềm thuốc bắc; cham soc thai nhi; cham soc thai nhi; chuẩn bị đồ sơ sinh; nấm đùi gà; dấu hiệu nhận biết có thai; cham soc thai ky; mang thai lan dau; nấm đùi gà; gà ác tiềm thuốc bắc; dấu hiệu sắp sinh; đoán giới tính thai nhi; thai nhi tuan 4; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu sắp sinh; cham soc thai nhi; mang thai thang thu 6; dấu hiệu sắp sinh; triệu chứng có thai; mang thai thang thu 6; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; dau hieu co thai; dau hieu mang thai; mang thai 3 thang dau; triệu chứng mang thai; đoán giới tính thai nhi; chăm sóc phụ nữ sau sinh; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu nhận biết có thai; chăm sóc thai nhi; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; thai nhi thang thu 9; thai nhi thang thu 7; thai nhi thang thu 5; cháo lươn; thai nhi thang thu 8; chăm sóc sau sinh; thai nhi thang thu 6; thai nhi thang thu 3; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; cách nhận biết có thai; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; mang thai thang dau; mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu sắp sinh; dấu hiệu sắp sinh; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang thu 6; sự hình thành thai nhi; triệu chứng mang thai; dấu hiệu mang thai; mang thai thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; dấu hiệu mang thai; dấu hiệu có thai; phát triển kỹ năng; triệu chứng mang thai; dấu hiệu có thai;