background img

Dấu hiệu có thai và Chăm sóc thai kỳ

Showing posts with label mang thai 3 thang giua. Show all posts
Showing posts with label mang thai 3 thang giua. Show all posts
Ngay từ khi biết mình có những dấu hiệu có thai đầu tiên, cảm nhận một mầm sống ngày từng ngày lớn lên trong cơ thể, cơ thể bạn bắt đầu thay đổi và nhiều mệt mỏi kèm theo đó. Có nhiều mẹ còn ngờ ngợ về thai nhi nên thử thai thì tính ngày rụng trứng, làm tất cả các phương pháp chỉ để tin là mình có em bé thật rồi. Sẽ có rất rất nhiều những điều khó chịu, dở khóc dở cười của những biến chứng thai kỳ mang đến cho bạn nhưng trên hết là niềm hạnh phúc vì sắp được Làm Mẹ!



Bạn mong chờ thiên thần của mình trào đời cùng với bao hi vọng, dự định cho đứa con yêu. Tò mò muốn biết giới tính thai nhi là trai hay gái, muốn biết bao nhiêu tuần thì có tim thai, nên kiêng gì và ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu…? Bạn bắt đầu lục tung internet để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình, cũng không quên tìm hiểu cách để chăm sóc thai nhi tốt nhất, lo chuẩn bị đồ sơ sinh như thể ngày mai con ra đời rồi vậy. Tất cả làm nên những cảm xúc mới mẻ cho cuộc sống của người mẹ!

Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, thậm chí bạn đã mang thai tháng đầu tiên. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Nhưng cho dù thân thể ban cảm thấy thế nào đi nữa, có khả năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đó có thể là do sự thay đổi của những nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với tâm trạng sắp được làm mẹ.

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để diễn ra sự hình thành thai nhi, vì vậy những hoạt động hằng ngày của mẹ, thực đơn kiêng cữ mẹ nên nắm rõ để tránh những trường hợp sảy thai đáng tiếc, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đủ các chất đạm, caxi, chất béo, vitamin...Các mẹ có thể thử các món ăn mới lạ và tốt cho thai kỳ như như trứng ngỗng chiên nấm đùi gà, salad nga...học cách làm bánh flan làm món tráng miệng hấp dẫn.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ cần đề phòng kẻo sinh non. Thông thường thì dự tính thời điểm sinh con thuộc phạm vi 2 tuần, từ tuần thứ 38 trở về trước. Khi sinh con khoảng trước thời gian đó thì phần nhiều được coi là sinh non. Nếu từ tuần 28 trở về trước mà sinh con là chưa đủ tháng thì nguy cơ tử vong của trẻ khá cao, tất nhiên y học ngày càng tiến bộ thì vẫn có khả năng cứu sống, nhưng cần phải hết sức đề phòng.

Thai nhi 34 tuần - Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi sinh và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé: bỉm dán, tã lót sơ sinh, khăn tắm, vớ, tã giấy huggies, bao tay, miếng lót sơ sinh...

Rồi cũng chạm tới cái mốc 40 tuần thai, mẹ nào mà không sốt ruột nhưng đôi khi đứa con tinh nghịch lại chọc bạn với những dấu hiệu chuyển dạ giả và làm cho mẹ bầu chạy tới lui bệnh viện vài lần. Giờ thì bạn thực sự muốn biết dấu hiệu sắp sinh như thế nào. Những tâm lý lo lắng trước khi sinh hay phân vân chọn sinh thường hay sinh mổ thế mà cũng khiến mẹ đắn đo mãi. Quá trình sinh con đúng là những điều bí ẩn với một người mẹ trẻ, bạn không hình dung được những gì sẽ xảy ra đằng sau cánh cửa phòng sinh và không quên tự động viên mình cố gắng, chịu đựng con đau đang tới. Rồi thì sau những nỗ lực tưởng chừng không thể, bé con của bạn cũng đã trào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của bạn, của ông xã và cả gia đình bạn. Bạn có thể mỉm cười hạnh phúc cũng thật nhẹ nhàng vì mình đã vượt cạn thành công. Chăm sóc cả mẹ lẫn bé sau khi sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh trầm cảm sau sinh khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Giờ đây, tưởng chừng như mọi lo lắng đã qua, nhưng không, bạn lại bắt đầu vào một cuộc hành trình mới cũng gian nan không kém. Hành trình chăm sóc bé và nuôi dạy con yêu khôn lớn.

Hành trình bắt đầu với những loay hoay để chăm sóc trẻ sơ sinh, những đôi mắt mỏi mệt thâm quầng vì triền miên mất ngủ để chăm sóc cho bé con chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ, chưa phân biệt được ngày đêm nên mọi thứ dường như đang đảo lộn với bạn.

Để nuôi con một cách khoa học, bạn sẽ phải biết cho con bú đúng cách chứ không chỉ là bản năng người mẹ nữa. Cho con bú là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thức ăn hòan hảo cho bé với đầy đủ các vitamin và chất dinh duỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Bạn học cách cho con bú đúng cách đúng lúc, Những bước cơ bản làm thế nào để có tư thế thoải mái nhất cho cả mẹ và con, hay phải làm gì khi bị viêm tuyến sữa, làm sao để biết chính xác bé đã bú đủ sữa mẹ hay chưa.

Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn không thể cho bé bú mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nhất tiếp theo. Sữa bột trẻ em được nghiên cứu và sản xuất với công thức gần giống sữa mẹ nhất, để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết (protein, carbohydrate và chất béo) cũng như các vitamin và khoáng chất để đảm bảo em bé nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Chọn loại sữa công thức nào tốt nhất cho con? Khi ấy, một lần nữa bạn lại cần nhờ tới những lời khuyên của những người có kinh nghiệm hay internet rồi đấy.

Càng hiểu biết về sự phát triển của bé, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho bé. Từ thời điểm được sinh ra, bé sẽ liên tục làm bạn ngạc nhiên khi chúng lớn lên và phát triển kỹ năng mới. Bạn cần điểm qua các cột mốc phát triển theo tháng của bé sơ sinh đến trẻ mới biết đi và chọn những lời khuyên để bạn có thể giúp con phát triển một cách tốt nhất.

Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm bé sơ sinh có thể là một thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm cho bé là khoảng thời gian thư giãn thoải mái cho cả mẹ và bé. Khi bé mới sinh hay còn nhỏ, bạn có thể tắm cho bé trong thau tắm. Lớn hơn một chút và khi bạn đã quen với việc tắm bé, bạn có thể tắm cho bé bằng vòi sen hay thậm chí tắm cùng với bé. Sau một ngày dài hoạt động và vui chơi, bé sẽ rất thích khi được tắm rửa và đùa nghịch trong làn nước ấm.

Khi bé 4 tháng tuổi tới khi bé 7 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng lên, lúc này sữa mẹ không đủ đáp ứng cho bé vì vậy mà mẹ cần tập cho bé ăn dặm rồi đấy. Không dễ dàng để bắt đầu với một thực đơn ăn dặm mới, những lo lắng về dinh dưỡng, vệ sinh luôn là điều ám ảnh của người mẹ. Những người làm cha mẹ lần đầu có thể sẽ rất lúng túng ở giai đoạn này vì họ không biết nên cho bé ăn những thức ăn gì và như thế nào.

Chơi đùa cùng con là một trong những niềm vui trong việc chăm sóc trẻ, là một điều quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc của bé. Đồng thời nó cũng đem lại niềm vui cho bố mẹ. Nét mặt tươi vui của con là phần thưởng quý giá cho những phút giây bố mẹ dành cho con trẻ. Bé rất thích dành thời gian chơi với người mình yêu mến.

Khi bố mẹ chơi đùa cùng con, không chỉ đơn giản là làm cho con vui, mà còn dạy cho con về những điều mới mẻ. Cùng con chơi những trò chơi trong nhà như là những âm thanh, vần điệu, con số,… Hoặc có thể cùng bé sắp xếp nhà cửa, Bé con sẽ là “học trò ngoan” khi háo hức với những buổi học mà chơi như thế.

Cuộc hành trình mang thai và chăm sóc bé thật dài nhưng cũng thật thú vị phải không các mẹ. Chúc cho các mẹ luôn khỏe mạnh và có thật nhiều kiến thức để chăm sóc và nuôi dạy các bé thật tốt nhé!

Kinh nghiệm mang thai và chăm sóc bé

Ngay từ khi biết mình có những dấu hiệu có thai đầu tiên, cảm nhận một mầm sống ngày từng ngày lớn lên trong cơ thể, cơ thể bạn bắt đầu thay đổi và nhiều mệt mỏi kèm theo đó. Có nhiều mẹ còn ngờ ngợ về thai nhi nên thử thai thì tính ngày rụng trứng, làm tất cả các phương pháp chỉ để tin là mình có em bé thật rồi. Sẽ có rất rất nhiều những điều khó chịu, dở khóc dở cười của những biến chứng thai kỳ mang đến cho bạn nhưng trên hết là niềm hạnh phúc vì sắp được Làm Mẹ!



Bạn mong chờ thiên thần của mình trào đời cùng với bao hi vọng, dự định cho đứa con yêu. Tò mò muốn biết giới tính thai nhi là trai hay gái, muốn biết bao nhiêu tuần thì có tim thai, nên kiêng gì và ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu…? Bạn bắt đầu lục tung internet để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình, cũng không quên tìm hiểu cách để chăm sóc thai nhi tốt nhất, lo chuẩn bị đồ sơ sinh như thể ngày mai con ra đời rồi vậy. Tất cả làm nên những cảm xúc mới mẻ cho cuộc sống của người mẹ!

Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, thậm chí bạn đã mang thai tháng đầu tiên. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Nhưng cho dù thân thể ban cảm thấy thế nào đi nữa, có khả năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đó có thể là do sự thay đổi của những nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với tâm trạng sắp được làm mẹ.

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để diễn ra sự hình thành thai nhi, vì vậy những hoạt động hằng ngày của mẹ, thực đơn kiêng cữ mẹ nên nắm rõ để tránh những trường hợp sảy thai đáng tiếc, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đủ các chất đạm, caxi, chất béo, vitamin...Các mẹ có thể thử các món ăn mới lạ và tốt cho thai kỳ như như trứng ngỗng chiên nấm đùi gà, salad nga...học cách làm bánh flan làm món tráng miệng hấp dẫn.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ cần đề phòng kẻo sinh non. Thông thường thì dự tính thời điểm sinh con thuộc phạm vi 2 tuần, từ tuần thứ 38 trở về trước. Khi sinh con khoảng trước thời gian đó thì phần nhiều được coi là sinh non. Nếu từ tuần 28 trở về trước mà sinh con là chưa đủ tháng thì nguy cơ tử vong của trẻ khá cao, tất nhiên y học ngày càng tiến bộ thì vẫn có khả năng cứu sống, nhưng cần phải hết sức đề phòng.

Thai nhi 34 tuần - Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi sinh và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé: bỉm dán, tã lót sơ sinh, khăn tắm, vớ, tã giấy huggies, bao tay, miếng lót sơ sinh...

Rồi cũng chạm tới cái mốc 40 tuần thai, mẹ nào mà không sốt ruột nhưng đôi khi đứa con tinh nghịch lại chọc bạn với những dấu hiệu chuyển dạ giả và làm cho mẹ bầu chạy tới lui bệnh viện vài lần. Giờ thì bạn thực sự muốn biết dấu hiệu sắp sinh như thế nào. Những tâm lý lo lắng trước khi sinh hay phân vân chọn sinh thường hay sinh mổ thế mà cũng khiến mẹ đắn đo mãi. Quá trình sinh con đúng là những điều bí ẩn với một người mẹ trẻ, bạn không hình dung được những gì sẽ xảy ra đằng sau cánh cửa phòng sinh và không quên tự động viên mình cố gắng, chịu đựng con đau đang tới. Rồi thì sau những nỗ lực tưởng chừng không thể, bé con của bạn cũng đã trào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của bạn, của ông xã và cả gia đình bạn. Bạn có thể mỉm cười hạnh phúc cũng thật nhẹ nhàng vì mình đã vượt cạn thành công. Chăm sóc cả mẹ lẫn bé sau khi sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh trầm cảm sau sinh khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Giờ đây, tưởng chừng như mọi lo lắng đã qua, nhưng không, bạn lại bắt đầu vào một cuộc hành trình mới cũng gian nan không kém. Hành trình chăm sóc bé và nuôi dạy con yêu khôn lớn.

Hành trình bắt đầu với những loay hoay để chăm sóc trẻ sơ sinh, những đôi mắt mỏi mệt thâm quầng vì triền miên mất ngủ để chăm sóc cho bé con chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ, chưa phân biệt được ngày đêm nên mọi thứ dường như đang đảo lộn với bạn.

Để nuôi con một cách khoa học, bạn sẽ phải biết cho con bú đúng cách chứ không chỉ là bản năng người mẹ nữa. Cho con bú là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thức ăn hòan hảo cho bé với đầy đủ các vitamin và chất dinh duỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Bạn học cách cho con bú đúng cách đúng lúc, Những bước cơ bản làm thế nào để có tư thế thoải mái nhất cho cả mẹ và con, hay phải làm gì khi bị viêm tuyến sữa, làm sao để biết chính xác bé đã bú đủ sữa mẹ hay chưa.

Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn không thể cho bé bú mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nhất tiếp theo. Sữa bột trẻ em được nghiên cứu và sản xuất với công thức gần giống sữa mẹ nhất, để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết (protein, carbohydrate và chất béo) cũng như các vitamin và khoáng chất để đảm bảo em bé nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Chọn loại sữa công thức nào tốt nhất cho con? Khi ấy, một lần nữa bạn lại cần nhờ tới những lời khuyên của những người có kinh nghiệm hay internet rồi đấy.

Càng hiểu biết về sự phát triển của bé, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho bé. Từ thời điểm được sinh ra, bé sẽ liên tục làm bạn ngạc nhiên khi chúng lớn lên và phát triển kỹ năng mới. Bạn cần điểm qua các cột mốc phát triển theo tháng của bé sơ sinh đến trẻ mới biết đi và chọn những lời khuyên để bạn có thể giúp con phát triển một cách tốt nhất.

Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm bé sơ sinh có thể là một thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm cho bé là khoảng thời gian thư giãn thoải mái cho cả mẹ và bé. Khi bé mới sinh hay còn nhỏ, bạn có thể tắm cho bé trong thau tắm. Lớn hơn một chút và khi bạn đã quen với việc tắm bé, bạn có thể tắm cho bé bằng vòi sen hay thậm chí tắm cùng với bé. Sau một ngày dài hoạt động và vui chơi, bé sẽ rất thích khi được tắm rửa và đùa nghịch trong làn nước ấm.

Khi bé 4 tháng tuổi tới khi bé 7 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng lên, lúc này sữa mẹ không đủ đáp ứng cho bé vì vậy mà mẹ cần tập cho bé ăn dặm rồi đấy. Không dễ dàng để bắt đầu với một thực đơn ăn dặm mới, những lo lắng về dinh dưỡng, vệ sinh luôn là điều ám ảnh của người mẹ. Những người làm cha mẹ lần đầu có thể sẽ rất lúng túng ở giai đoạn này vì họ không biết nên cho bé ăn những thức ăn gì và như thế nào.

Chơi đùa cùng con là một trong những niềm vui trong việc chăm sóc trẻ, là một điều quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc của bé. Đồng thời nó cũng đem lại niềm vui cho bố mẹ. Nét mặt tươi vui của con là phần thưởng quý giá cho những phút giây bố mẹ dành cho con trẻ. Bé rất thích dành thời gian chơi với người mình yêu mến.

Khi bố mẹ chơi đùa cùng con, không chỉ đơn giản là làm cho con vui, mà còn dạy cho con về những điều mới mẻ. Cùng con chơi những trò chơi trong nhà như là những âm thanh, vần điệu, con số,… Hoặc có thể cùng bé sắp xếp nhà cửa, Bé con sẽ là “học trò ngoan” khi háo hức với những buổi học mà chơi như thế.

Cuộc hành trình mang thai và chăm sóc bé thật dài nhưng cũng thật thú vị phải không các mẹ. Chúc cho các mẹ luôn khỏe mạnh và có thật nhiều kiến thức để chăm sóc và nuôi dạy các bé thật tốt nhé!

Đối với nhiều phụ nữ đang mang thai, chỉ cần một cơn đau nhẹ họ sẽ lập tức đi khám ngay. Nhưng một số thai phụ khác lại phớt lờ những biểu hiện đó và cho rằng đó chỉ là những dấu hiệu mang thai thường gặp . Hoặc chỉ đơn giản là họ ngại để bác sĩ thăm khám vùng nhạy cảm của mình. Vậy, làm sao để phân biệt được những triệu chứng nào là nguy hiểm khi mang thai, cần phải gặp bác sĩ ngay, và những triệu chứng mang thai nào là không đáng lo ngại, có thể chờ đến đợt khám thai định kỳ tiếp theo?



Tiền sản giật
Có khoảng 5% thai phụ gặp phải tình trạng nguy hiểm này trong thời gian thai nghén. Bác sĩ có thể nhận biết nguy cơ của tiền sản giật qua việc nhận thấy bà bầu có huyết áp cao và kết quả xét nghiệm nước tiểu có chứa đạm. Thông thường, chứng tiền sản giật hay xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài suốt thai kỳ, chỉ kết thúc khi sinh con, thoát nhau.
Tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người mẹ và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng hai mẹ con. Do đó, việc khám thai thường xuyên và đo huyết áp, thử nước tiểu ở mỗi lần khám là hết sức cần thiết để phát hiện cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Cần chú ý sức khỏe ngay khi mang thai tháng đầu .

Thai ngoài tử cung
Có khoảng 1/300 ca mang thai rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ ở một nơi nào đó trong cơ thể thai phụ, thường là trong ống dẫn trứng (chiếm đến 99%), chứ không phải ở tử cung. Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra, cộng với nhau thai ngày càng lớn dần lên làm suy yếu vách ống dẫn trứng, gây xuất huyết, có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ, nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.

Tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không có cách nào để cấy ghép phôi thai vào trong tử cung, do đó, kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Việc nhận biết, phát hiện kịp thời các trường hợp thai ngoài tử cung là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường, thai ngoài tử cung được chia làm 2 dạng: thể bán cấp và thể cấp tính. Theo đó, thể bán cấp là tình trạng thai đã làm tổ ngoài tử cung nhưng chưa bị vỡ, có thể biểu hiện bằng việc sau chuẩn đoán có thai, thai phụ bị đau 1 bên bụng, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi, nhức 1 bên vai. Với thể cấp tính, ống dẫn trứng đã bị vỡ, khiến thai phụ bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áp tuột. Trong trường hợp này phải đưa thai phụ đến bệnh viện khẩn cấp để mổ cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng….

Nếu đã từng có thai ngoài tử cung, khi mang thai trở lại, bà bầu cần thông báo sớm tiểu sử bệnh lý với bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ các biểu hiện khi mới cấn thai. Và cũng đừng quá bi quan nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, vì có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.

Sẩy thai
Về mặt y khoa, sẩy thai tự nhiên là hiện tượng bào thai bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước tuần thai thứ 24. Có khoảng 1/3 trên tổng số bào thai bị sẩy vào 1 vài tuần lễ đầu thai kỳ, nhưng 1/4 trong số này xảy ra trước khi nghi ngờ hoặc chuẩn đoán có thai, vì thế chị em thường không biết mình bị sẩy thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong khi mang thai 3 tháng đầu tiên có nguyên do từ những bất thường của nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Ngoài ra, tần số sẩy thai cũng gia tăng theo tuổi của người mẹ và số lần mang thai.

Sinh non
Sinh non gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho bé như bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp; nhiễm trùng; dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; vàng da; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v… Do đó, nếu thấy các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, cường độ tăng dần, cùng với việc cổ tử cung bị mở, đau lưng kéo dài, ra huyết âm đạo, vỡ ối v.v…trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thai nhi.

Những triệu chứng nguy hiểm khi mang thai

Đối với nhiều phụ nữ đang mang thai, chỉ cần một cơn đau nhẹ họ sẽ lập tức đi khám ngay. Nhưng một số thai phụ khác lại phớt lờ những biểu hiện đó và cho rằng đó chỉ là những dấu hiệu mang thai thường gặp . Hoặc chỉ đơn giản là họ ngại để bác sĩ thăm khám vùng nhạy cảm của mình. Vậy, làm sao để phân biệt được những triệu chứng nào là nguy hiểm khi mang thai, cần phải gặp bác sĩ ngay, và những triệu chứng mang thai nào là không đáng lo ngại, có thể chờ đến đợt khám thai định kỳ tiếp theo?



Tiền sản giật
Có khoảng 5% thai phụ gặp phải tình trạng nguy hiểm này trong thời gian thai nghén. Bác sĩ có thể nhận biết nguy cơ của tiền sản giật qua việc nhận thấy bà bầu có huyết áp cao và kết quả xét nghiệm nước tiểu có chứa đạm. Thông thường, chứng tiền sản giật hay xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài suốt thai kỳ, chỉ kết thúc khi sinh con, thoát nhau.
Tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người mẹ và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng hai mẹ con. Do đó, việc khám thai thường xuyên và đo huyết áp, thử nước tiểu ở mỗi lần khám là hết sức cần thiết để phát hiện cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Cần chú ý sức khỏe ngay khi mang thai tháng đầu .

Thai ngoài tử cung
Có khoảng 1/300 ca mang thai rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ ở một nơi nào đó trong cơ thể thai phụ, thường là trong ống dẫn trứng (chiếm đến 99%), chứ không phải ở tử cung. Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra, cộng với nhau thai ngày càng lớn dần lên làm suy yếu vách ống dẫn trứng, gây xuất huyết, có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ, nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.

Tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không có cách nào để cấy ghép phôi thai vào trong tử cung, do đó, kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Việc nhận biết, phát hiện kịp thời các trường hợp thai ngoài tử cung là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường, thai ngoài tử cung được chia làm 2 dạng: thể bán cấp và thể cấp tính. Theo đó, thể bán cấp là tình trạng thai đã làm tổ ngoài tử cung nhưng chưa bị vỡ, có thể biểu hiện bằng việc sau chuẩn đoán có thai, thai phụ bị đau 1 bên bụng, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi, nhức 1 bên vai. Với thể cấp tính, ống dẫn trứng đã bị vỡ, khiến thai phụ bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áp tuột. Trong trường hợp này phải đưa thai phụ đến bệnh viện khẩn cấp để mổ cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng….

Nếu đã từng có thai ngoài tử cung, khi mang thai trở lại, bà bầu cần thông báo sớm tiểu sử bệnh lý với bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ các biểu hiện khi mới cấn thai. Và cũng đừng quá bi quan nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, vì có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.

Sẩy thai
Về mặt y khoa, sẩy thai tự nhiên là hiện tượng bào thai bị tống xuất khỏi buồng tử cung trước tuần thai thứ 24. Có khoảng 1/3 trên tổng số bào thai bị sẩy vào 1 vài tuần lễ đầu thai kỳ, nhưng 1/4 trong số này xảy ra trước khi nghi ngờ hoặc chuẩn đoán có thai, vì thế chị em thường không biết mình bị sẩy thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong khi mang thai 3 tháng đầu tiên có nguyên do từ những bất thường của nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Ngoài ra, tần số sẩy thai cũng gia tăng theo tuổi của người mẹ và số lần mang thai.

Sinh non
Sinh non gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho bé như bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp; nhiễm trùng; dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; vàng da; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v… Do đó, nếu thấy các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, cường độ tăng dần, cùng với việc cổ tử cung bị mở, đau lưng kéo dài, ra huyết âm đạo, vỡ ối v.v…trước tuần thứ 37 của thai kỳ, bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thai nhi.

Khi mang thai 3 tháng đầu ,sức khoẻ của một đứa trẻ khi ra đời hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, và thậm chí là trước cả khi thụ thai nữa. Dưới đây là 10 cách để bạn phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé tương lai của mình trước và trong khi mang thai.



1 .Khám bệnh trước khi thụ thai
Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ, do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.

2 .Không uống rượu
Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu có thai nên dừng ngay việc uống rượu . Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.

3 .Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ uy tín trước khi dùng thuốc
Mang thai tháng đầu việc sử dụng một số thuốc điều trị nào đó có thể gây khuyết tật thai nhi. Nếu bạn cần điều trị bệnh hay gặp vấn đề sức khỏe nào đó khi đang mang thai hay đang dự định mang thai, nên nói rõ điều này với bác sĩ để bác sĩ có thể kê toa đúng cho bạn.
Dùng thực phẩm chức năng hay thảo dược cũng nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng. Bảo đảm các sản phẩm này được chỉ định cho người phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.

4 .Ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng tốt là một trong các yếu tố quyết định chăm sóc em bé khoẻ mạnh hay không . Bạn có thể nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bà mẹ mang thai, nhưng lời khuyên chung là hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngoài ra, bà mẹ mang thai cũng cần uống thêm thuốc bổ sung vitamin dành cho bà bầu.

5 .Tiêm chủng đúng và đủ
Có nhiều loại vaccin an toàn và được khuyên sử dụng trong thai kỳ, nhưng một sô thì không. Dùng đúng và đủ loại vaccin, vào đúng thời điểm có thể giúp bà mẹ và em bé khỏe mạnh, an toàn. Hãy hỏi bác sĩ về lịch tiêm chủng cần thiết trước và khi mang thai.
6 .Giữ đường huyết ở mức kiểm soát
Nếu bạn có vấn đề về đường huyêt, hãy cẩn thận khi mang thai. Kiềm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi và những vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như gây một vài biến chứng trầm trọng cho phụ nữ. Cần theo dõi, kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và những biến chứng xấu khác.
7 .Phòng ngừa nhiễm khuẩn
Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi. Nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tránh cách bệnh nhiễm khuẩn triệt để trong thai kỳ.

8 .Duy trì cân nặng phù hợp
Phụ nữ thừa cân trước khi mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn trong suốt thai kỳ. Béo phì ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng ở thai nhi.
Nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân, hãy hỏi bác sĩ cách giảm cân đạt đến trọng lượng thích hợp trước khi mang thai.

9 .Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường
Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.

10 .Tầm soát HPV
Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và suy phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.

10 Việc cần làm để tránh dị tật cho thai nhi

Khi mang thai 3 tháng đầu ,sức khoẻ của một đứa trẻ khi ra đời hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, và thậm chí là trước cả khi thụ thai nữa. Dưới đây là 10 cách để bạn phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé tương lai của mình trước và trong khi mang thai.



1 .Khám bệnh trước khi thụ thai
Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ, do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.

2 .Không uống rượu
Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu có thai nên dừng ngay việc uống rượu . Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.

3 .Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ uy tín trước khi dùng thuốc
Mang thai tháng đầu việc sử dụng một số thuốc điều trị nào đó có thể gây khuyết tật thai nhi. Nếu bạn cần điều trị bệnh hay gặp vấn đề sức khỏe nào đó khi đang mang thai hay đang dự định mang thai, nên nói rõ điều này với bác sĩ để bác sĩ có thể kê toa đúng cho bạn.
Dùng thực phẩm chức năng hay thảo dược cũng nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng. Bảo đảm các sản phẩm này được chỉ định cho người phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.

4 .Ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng tốt là một trong các yếu tố quyết định chăm sóc em bé khoẻ mạnh hay không . Bạn có thể nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bà mẹ mang thai, nhưng lời khuyên chung là hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngoài ra, bà mẹ mang thai cũng cần uống thêm thuốc bổ sung vitamin dành cho bà bầu.

5 .Tiêm chủng đúng và đủ
Có nhiều loại vaccin an toàn và được khuyên sử dụng trong thai kỳ, nhưng một sô thì không. Dùng đúng và đủ loại vaccin, vào đúng thời điểm có thể giúp bà mẹ và em bé khỏe mạnh, an toàn. Hãy hỏi bác sĩ về lịch tiêm chủng cần thiết trước và khi mang thai.
6 .Giữ đường huyết ở mức kiểm soát
Nếu bạn có vấn đề về đường huyêt, hãy cẩn thận khi mang thai. Kiềm soát đường huyết không tốt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi và những vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như gây một vài biến chứng trầm trọng cho phụ nữ. Cần theo dõi, kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi và những biến chứng xấu khác.
7 .Phòng ngừa nhiễm khuẩn
Một vài bệnh nhiễm khuẩn nếu mắc phải trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nguy hại cho thai nhi. Nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, an toàn, tránh cách bệnh nhiễm khuẩn triệt để trong thai kỳ.

8 .Duy trì cân nặng phù hợp
Phụ nữ thừa cân trước khi mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn trong suốt thai kỳ. Béo phì ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng ở thai nhi.
Nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân, hãy hỏi bác sĩ cách giảm cân đạt đến trọng lượng thích hợp trước khi mang thai.

9 .Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường
Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.

10 .Tầm soát HPV
Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và suy phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.

Bước sang giai đoạn mang thai tháng thứ 6 mà cụ thể là tuần thứ 24, lúc này cột sống của bé đã khỏe hơn và đủ sức nâng đỡ cơ thể rồi, ngoài ra bé còn phản ứng lại được với âm thanh và sự va chạm bên ngoài nữa. Bấy giờ bé đã sẵn sàng cho việc hô hấp rồi, tuy nhiên do vẫn còn nằm trong bụng mẹ nên việc thở vẫn hoàn toàn lệ thuộc vào mẹ.  Tuần này mẹ trông có vẻ kém tươi tắn, mẹ cần bồi bổ thêm những thực phẩm giàu năng lượng, chọn loại áo ngực phù hợp để nâng đỡ bộ ngực căng tràn vì các mô tuyến sữa đang phát triển.



Nhật ký bé trong bụng mẹ - Tuần thứ 24

Ngày thứ 162: Bé nặng khoảng gần 1kg rồi và bắt đầu cảm thấy tử cung của mẹ chật hẹp.

Mẹ làm cho bé: Dường như mẹ đang cân nhắc về một số dịch vụ giữ trẻ? Vậy thì hãy bắt đầu bằng 3 điều sau: Tìm kiếm tỷ lệ và số lượng nhà trẻ gần nhà, xem xét cách thức chăm sóc trẻ và số lượng trẻ trung bình mỗi lớp đồng thời xem xét yếu tố an toàn cho bé sau này.

Ngày thứ 163: Bé hiếu động nhiều, đôi khi sẽ tóm lấy chân và mút ngón chân nữa.

Mẹ làm cho bé: Một cách để kiểm tra sức khỏe của thai nhi là đếm số cú huých (thúc) của bé. Ghi lại trên giấy note toàn bộ thời gian bé chuyển động trong ngày, nếu xấp xỉ 10 lần trong vòng 15 phút – 2 giờ đồng hồ tức là bé hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu trên 2 giờ mà không đủ khoảng 10 lần thai máy thì nên tham vấn bác sĩ sản khoa.

Ngày thứ 164: Bé đã sẵn sàng cho việc hô hấp với lá phổi riêng nhưng không khí vẫn chưa thể đi vào phổi khi bé còn ở trong bụng mẹ.

Mẹ làm cho bé: Đừng ăn những món lặp đi lặp lại mà nên đa dạng hóa thực đơn của mẹ để bổ sung dinh dưỡng hợp lý hơn cho cả mẹ lẫn bé. Cần biến tấu mới mẻ cho bữa ăn như trộn cà chua với vài món rau củ khác để kích thích vị giác, như thế mẹ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

Ngày thứ 165: Nếu bố áp tai vào bụng mẹ ngày hôm nay, bố sẽ nghe nhịp đập trái tim của bé.

Mẹ làm cho bé: Mang thai tháng thứ 6, ngoài bố mẹ thì ông bà nội ngoại của bé cũng là những người luôn háo hức mong đợi được gặp bé. Cố gắng chuẩn bị đầy đủ và tươm tất những gì có thể phục vụ cho ngày “lâm bồn”, đừng bỏ qua sự hỗ trợ của ông bà.

Ngày thứ 166: Bé phản ứng lại với cả âm thanh và sự va chạm vào ngày hôm nay.

Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ theo đạo Thiên chúa thì đây là lúc mẹ cân nhắc chọn cha đỡ đầu cho trẻ.

Ngày thứ 167: Cột sống của bé đã mạnh hơn và đủ sức nâng đỡ cơ thể rồi.

Mẹ làm cho bé: Phải cảm ơn những hình ảnh qua máy siêu âm vì nhờ nó mà mẹ biết được bé đã lớn lên như thế nào. Mẹ hãy giữ những bức hình đó làm kỷ niệm cho bé về sau nhé. Có thể lồng vào khung hình và chưng ở trong phòng ngủ, trên bàn làm việc chẳng hạn.

Ngày thứ 168: Bé tăng cân rõ rệt và mỡ được phân bố đi 3 khu vực: vùng gáy, quanh quả cật và vùng xương ức. Lớp mỡ nâu này tương tự một số động vật trữ mỡ như gấu để giữ ấm qua mùa đông vậy. Nó giúp bé ấm áp trong tuần đầu tiên sau khi rời bụng mẹ.

Mẹ làm cho bé: Bấy giờ vai trò của bố rất lớn, bố phải từ bỏ các cuộc vui để săn sóc mẹ và bé lúc này. Mẹ hãy nhờ bố làm dùm những công việc trong nhà, cùng trò chuyện với con như mẹ từng làm…

Nhật ký mẹ mang thai - Tuần thứ 24

Ngày thứ 162: Những ngón tay của mẹ lại sưng phồng lên khiến những ngón tay đeo nhẫn của mẹ càng bị bó chặt và khó chịu.

Mẹ làm cho mẹ: Để thoải mái hơn, mẹ nên ngâm tay trong nước lạnh, để tháo nhẫn dễ dàng, mẹ chỉ cần cho một chút xà phòng vào là nhẫn sẽ trượt ra khỏi ngón tay. Cất kỹ nhẫn vào đâu đó cho đến lúc giảm triệu chứng này thì có thể đeo lại.

Ngày thứ 163: Trông mẹ sẽ rất "xuống sắc" ngày hôm nay, mẹ sẽ phải gập người về phía trước một chút mới thấy được chân mình.

Mẹ làm cho mẹ: Hãy cắt tỉa móng tay, tóc tai gọn gàng hơn, massage đôi chân giúp đôi chân bớt phù nề và vững vàng hơn.

Ngày thứ 164: Dù mẹ có chọn phương pháp sinh con không đau như dùng thủ thuật Lamaze thì mẹ vẫn luôn e ngại về cơn đau đẻ của mình.

Mẹ làm cho mẹ: Thật không dễ dàng chút nào vì cơ thể sẽ không chỉ huy (kìm giữ) được những cơn rét run khi lâm bồn. Tất cả những gì mẹ cần làm là phải tự tin vào bản thân mình, nhủ thầm trong đầu về những thử thách cần vượt qua. Chuẩn bị những bản nhạc thư giãn để nghe trong khi chờ sinh nở cũng là một giải pháp hay.

Ngày thứ 165: Mang thai tháng thứ 6, bụng mẹ lớn hơn nên cần phải có những chiếc áo dài và rộng hơn, thoải mái hơn Những chiếc thắt lưng lúc này không còn an toàn cho bé nữa và áo sơ mi thì có thể che phủ được toàn bộ chiếc bụng.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ nên sắm sửa cho mình ít nhất mỗi thứ một đôi để có thể thay đổi được, nó bao gồm: áo, váy, vớ, giày dép…Sắm sửa 1-2 bộ áo đầm đẹp để có thể tham dự các lễ tiệc nữa.

Ngày thứ 166: Mẹ có thể thấy là mình trì trệ, uể oải và thiếu sinh lực nhưng có thể do tính chất việc mà mẹ không thể nghỉ ngơi ngay được.

Mẹ làm cho mẹ: Bồi đắp nguồn năng lượng cơ thể với carbohydrate chứa lượng chất béo thấp: trái cây tươi, bánh mì lạt, khoai tây, nho khô.

Ngày thứ 167: Nếu mẹ để ngón tay miết theo bao tử, mẹ sẽ chạm vào một nơi mềm mại, đó là cơ bụng của mẹ đang được phân tách.

Mẹ làm cho mẹ: Cơ bụng phân tán ra như thế sẽ giúp cho tử cung tăng kích thước lên, điều này đồng nghĩa với việc sẽ dễ bị tổn thương hơn khi thúc đẩy hoặc kéo căng ra. Không nên đứng lên ngồi xuống đột ngột, cẩn thận khi mang vác…Các cơ bụng sẽ trở lại trạng thái cũ sau sinh nên mẹ không nên quá lo lắng.

Ngày thứ 168: Vào cuối thai kỳ bầu ngực sẽ tăng lên nhờ một lớp mô và mỡ, đó là lúc sẵn sàng để chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cần lựa chọn loại áo ngực cho con bú với kích cỡ vừa, hơi rộng và thấm hút tốt. Ngực mẹ sẽ tiếp tục lớn lên và càng lớn hơn khi có sữa, mẹ lưu ý để chọn những chiếc áo ngực vừa vặn nhất.

Nhật ký thai kỳ tuần 24 - tháng thứ 6

Bước sang giai đoạn mang thai tháng thứ 6 mà cụ thể là tuần thứ 24, lúc này cột sống của bé đã khỏe hơn và đủ sức nâng đỡ cơ thể rồi, ngoài ra bé còn phản ứng lại được với âm thanh và sự va chạm bên ngoài nữa. Bấy giờ bé đã sẵn sàng cho việc hô hấp rồi, tuy nhiên do vẫn còn nằm trong bụng mẹ nên việc thở vẫn hoàn toàn lệ thuộc vào mẹ.  Tuần này mẹ trông có vẻ kém tươi tắn, mẹ cần bồi bổ thêm những thực phẩm giàu năng lượng, chọn loại áo ngực phù hợp để nâng đỡ bộ ngực căng tràn vì các mô tuyến sữa đang phát triển.



Nhật ký bé trong bụng mẹ - Tuần thứ 24

Ngày thứ 162: Bé nặng khoảng gần 1kg rồi và bắt đầu cảm thấy tử cung của mẹ chật hẹp.

Mẹ làm cho bé: Dường như mẹ đang cân nhắc về một số dịch vụ giữ trẻ? Vậy thì hãy bắt đầu bằng 3 điều sau: Tìm kiếm tỷ lệ và số lượng nhà trẻ gần nhà, xem xét cách thức chăm sóc trẻ và số lượng trẻ trung bình mỗi lớp đồng thời xem xét yếu tố an toàn cho bé sau này.

Ngày thứ 163: Bé hiếu động nhiều, đôi khi sẽ tóm lấy chân và mút ngón chân nữa.

Mẹ làm cho bé: Một cách để kiểm tra sức khỏe của thai nhi là đếm số cú huých (thúc) của bé. Ghi lại trên giấy note toàn bộ thời gian bé chuyển động trong ngày, nếu xấp xỉ 10 lần trong vòng 15 phút – 2 giờ đồng hồ tức là bé hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu trên 2 giờ mà không đủ khoảng 10 lần thai máy thì nên tham vấn bác sĩ sản khoa.

Ngày thứ 164: Bé đã sẵn sàng cho việc hô hấp với lá phổi riêng nhưng không khí vẫn chưa thể đi vào phổi khi bé còn ở trong bụng mẹ.

Mẹ làm cho bé: Đừng ăn những món lặp đi lặp lại mà nên đa dạng hóa thực đơn của mẹ để bổ sung dinh dưỡng hợp lý hơn cho cả mẹ lẫn bé. Cần biến tấu mới mẻ cho bữa ăn như trộn cà chua với vài món rau củ khác để kích thích vị giác, như thế mẹ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

Ngày thứ 165: Nếu bố áp tai vào bụng mẹ ngày hôm nay, bố sẽ nghe nhịp đập trái tim của bé.

Mẹ làm cho bé: Mang thai tháng thứ 6, ngoài bố mẹ thì ông bà nội ngoại của bé cũng là những người luôn háo hức mong đợi được gặp bé. Cố gắng chuẩn bị đầy đủ và tươm tất những gì có thể phục vụ cho ngày “lâm bồn”, đừng bỏ qua sự hỗ trợ của ông bà.

Ngày thứ 166: Bé phản ứng lại với cả âm thanh và sự va chạm vào ngày hôm nay.

Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ theo đạo Thiên chúa thì đây là lúc mẹ cân nhắc chọn cha đỡ đầu cho trẻ.

Ngày thứ 167: Cột sống của bé đã mạnh hơn và đủ sức nâng đỡ cơ thể rồi.

Mẹ làm cho bé: Phải cảm ơn những hình ảnh qua máy siêu âm vì nhờ nó mà mẹ biết được bé đã lớn lên như thế nào. Mẹ hãy giữ những bức hình đó làm kỷ niệm cho bé về sau nhé. Có thể lồng vào khung hình và chưng ở trong phòng ngủ, trên bàn làm việc chẳng hạn.

Ngày thứ 168: Bé tăng cân rõ rệt và mỡ được phân bố đi 3 khu vực: vùng gáy, quanh quả cật và vùng xương ức. Lớp mỡ nâu này tương tự một số động vật trữ mỡ như gấu để giữ ấm qua mùa đông vậy. Nó giúp bé ấm áp trong tuần đầu tiên sau khi rời bụng mẹ.

Mẹ làm cho bé: Bấy giờ vai trò của bố rất lớn, bố phải từ bỏ các cuộc vui để săn sóc mẹ và bé lúc này. Mẹ hãy nhờ bố làm dùm những công việc trong nhà, cùng trò chuyện với con như mẹ từng làm…

Nhật ký mẹ mang thai - Tuần thứ 24

Ngày thứ 162: Những ngón tay của mẹ lại sưng phồng lên khiến những ngón tay đeo nhẫn của mẹ càng bị bó chặt và khó chịu.

Mẹ làm cho mẹ: Để thoải mái hơn, mẹ nên ngâm tay trong nước lạnh, để tháo nhẫn dễ dàng, mẹ chỉ cần cho một chút xà phòng vào là nhẫn sẽ trượt ra khỏi ngón tay. Cất kỹ nhẫn vào đâu đó cho đến lúc giảm triệu chứng này thì có thể đeo lại.

Ngày thứ 163: Trông mẹ sẽ rất "xuống sắc" ngày hôm nay, mẹ sẽ phải gập người về phía trước một chút mới thấy được chân mình.

Mẹ làm cho mẹ: Hãy cắt tỉa móng tay, tóc tai gọn gàng hơn, massage đôi chân giúp đôi chân bớt phù nề và vững vàng hơn.

Ngày thứ 164: Dù mẹ có chọn phương pháp sinh con không đau như dùng thủ thuật Lamaze thì mẹ vẫn luôn e ngại về cơn đau đẻ của mình.

Mẹ làm cho mẹ: Thật không dễ dàng chút nào vì cơ thể sẽ không chỉ huy (kìm giữ) được những cơn rét run khi lâm bồn. Tất cả những gì mẹ cần làm là phải tự tin vào bản thân mình, nhủ thầm trong đầu về những thử thách cần vượt qua. Chuẩn bị những bản nhạc thư giãn để nghe trong khi chờ sinh nở cũng là một giải pháp hay.

Ngày thứ 165: Mang thai tháng thứ 6, bụng mẹ lớn hơn nên cần phải có những chiếc áo dài và rộng hơn, thoải mái hơn Những chiếc thắt lưng lúc này không còn an toàn cho bé nữa và áo sơ mi thì có thể che phủ được toàn bộ chiếc bụng.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ nên sắm sửa cho mình ít nhất mỗi thứ một đôi để có thể thay đổi được, nó bao gồm: áo, váy, vớ, giày dép…Sắm sửa 1-2 bộ áo đầm đẹp để có thể tham dự các lễ tiệc nữa.

Ngày thứ 166: Mẹ có thể thấy là mình trì trệ, uể oải và thiếu sinh lực nhưng có thể do tính chất việc mà mẹ không thể nghỉ ngơi ngay được.

Mẹ làm cho mẹ: Bồi đắp nguồn năng lượng cơ thể với carbohydrate chứa lượng chất béo thấp: trái cây tươi, bánh mì lạt, khoai tây, nho khô.

Ngày thứ 167: Nếu mẹ để ngón tay miết theo bao tử, mẹ sẽ chạm vào một nơi mềm mại, đó là cơ bụng của mẹ đang được phân tách.

Mẹ làm cho mẹ: Cơ bụng phân tán ra như thế sẽ giúp cho tử cung tăng kích thước lên, điều này đồng nghĩa với việc sẽ dễ bị tổn thương hơn khi thúc đẩy hoặc kéo căng ra. Không nên đứng lên ngồi xuống đột ngột, cẩn thận khi mang vác…Các cơ bụng sẽ trở lại trạng thái cũ sau sinh nên mẹ không nên quá lo lắng.

Ngày thứ 168: Vào cuối thai kỳ bầu ngực sẽ tăng lên nhờ một lớp mô và mỡ, đó là lúc sẵn sàng để chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cần lựa chọn loại áo ngực cho con bú với kích cỡ vừa, hơi rộng và thấm hút tốt. Ngực mẹ sẽ tiếp tục lớn lên và càng lớn hơn khi có sữa, mẹ lưu ý để chọn những chiếc áo ngực vừa vặn nhất.


Bước sang tuần thứ 24, bạn đang ở giai đoạn mang thai tháng thứ 6. Thường thì bạn sẽ đi khám hàng tháng đến khoảng tuần thứ 30-32, rồi từ đó cho đến tuần thứ 36 sẽ là hai tuần một lần; và sau đó là mỗi tuần một lần. Nếu bạn thuộc nhóm mang thai có nguy cơ cao, hoặc bạn đã trải qua biến chứng hay các vấn đề khác trong khi mang thai, bạn sẽ cần phải đi khám thường xuyên hơn.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
Mang thai tháng thứ 6, Bụng của bạn mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ bạn khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Một số chị em thấy việc thay đổi trên cơ thể mình thật đáng báo động bởi họ đã trở nên kém hấp dẫn đi, nhưng số khác thì chấp nhận sự thật này dễ dàng hơn, bởi họ cho rằng đương nhiên là mọi chuyện phải thế. Mang thai đơn giản là một quá trình sinh học. Việc người mẹ cảm thấy thế nào về hình thức của mình cũng chẳng làm thay đổi được những gì đang diễn ra với cơ thể họ. Hầu như mọi thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai đều có nguyên nhân rõ ràng.

Tổng lượng máu trong người bạn tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai. Nhưng khi đến gần tuần thứ 35 thì lượng máu mới lên tới đỉnh điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.

Tuần này bạn sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con của bạn co cứng lại vào những lúc bất chợt. Đừng lo lắng trừ phi bạn quá đau, hay các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, hoặc bạn bắt đầu bị đau lưng dưới. Đặc biệt, bạn sẽ bị chứng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.



Sẽ có nhiều thay đổi diễn ra trong ruột của bạn nữa, thật không dễ chịu gì. Chứng táo bón là một vị khách lì lợm cứ cố dai dẳng ở lại với bạn, và bạn cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện, nhiều hơn mức bạn muốn. Nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.

Từ giờ trở đi, phải rất cẩn thận mỗi khi bạn đứng lên. Nhiều phụ nữ mang thai tháng thức 6 bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên. Nếu bạn thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại. Bạn cứ yên tâm là mình không phải bà bầu đầu tiên làm như thế, và càng không phải là người cuối cùng.

Những thay đổi về tâm lý
Tháng thứ 6, có lẽ bạn đã có một cảm giác rõ ràng rằng mình thích hay ghét mang thai. Đa phần phụ nữ sẽ dao động giữa hai trạng thái tình cảm này, đến ngày dự sinh thì thường là họ cảm thấy như không chịu thêm được nữa. Cách mà bạn nhìn nhận quá trình mang thai của mình sẽ ảnh hưởng đến việc bạn cảm nhận thời gian còn lại kéo dài đến thế nào.

Nếu bạn đã từng có con, bạn sẽ dễ có cảm giác như thể mình phản bội đứa lớn của mình. Có thêm một đứa con sẽ làm xáo trộn không khí và nề nếp đã được định hình trong gia đình bạn. Nếu bạn đã có con, hãy cố gắng tính trước việc trông con hay nhờ ai đó trông hộ mấy đứa trẻ khi bạn đi sinh. Có kế hoạch từ sớm sẽ giúp bạn bớt lo lắng cho mấy đứa lớn của mình, và giúp bạn chỉ tập trung vào việc sinh em bé. Hãy lên cả phương án dự phòng nữa, phòng khi phương án tối ưu không thể thực hiện được.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này
Em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng. Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông.

Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này nhé.

Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.

Em bé của bạn dài hơn, và cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Trung bình, một em bé khi mới ra đời nặng chừng 3.5kg. Cân nặng của em bé bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình thai nghén, bởi gien trội và các yếu tố di truyền khác.

Em bé giờ đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch" vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.

Lời khuyên cho tuần này
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay hộ sinh của bạn xem bạn có cần được kiểm tra nồng độ huyết sắc tố (Haemoglobin) vào lần khám thai tới hay không. Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Bạn nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn.

Sự phát triển của Thai nhi tuần 24

Bước sang tuần thứ 24, bạn đang ở giai đoạn mang thai tháng thứ 6. Thường thì bạn sẽ đi khám hàng tháng đến khoảng tuần thứ 30-32, rồi từ đó cho đến tuần thứ 36 sẽ là hai tuần một lần; và sau đó là mỗi tuần một lần. Nếu bạn thuộc nhóm mang thai có nguy cơ cao, hoặc bạn đã trải qua biến chứng hay các vấn đề khác trong khi mang thai, bạn sẽ cần phải đi khám thường xuyên hơn.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này
Mang thai tháng thứ 6, Bụng của bạn mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ bạn khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Một số chị em thấy việc thay đổi trên cơ thể mình thật đáng báo động bởi họ đã trở nên kém hấp dẫn đi, nhưng số khác thì chấp nhận sự thật này dễ dàng hơn, bởi họ cho rằng đương nhiên là mọi chuyện phải thế. Mang thai đơn giản là một quá trình sinh học. Việc người mẹ cảm thấy thế nào về hình thức của mình cũng chẳng làm thay đổi được những gì đang diễn ra với cơ thể họ. Hầu như mọi thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai đều có nguyên nhân rõ ràng.

Tổng lượng máu trong người bạn tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai. Nhưng khi đến gần tuần thứ 35 thì lượng máu mới lên tới đỉnh điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.

Tuần này bạn sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con của bạn co cứng lại vào những lúc bất chợt. Đừng lo lắng trừ phi bạn quá đau, hay các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, hoặc bạn bắt đầu bị đau lưng dưới. Đặc biệt, bạn sẽ bị chứng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.



Sẽ có nhiều thay đổi diễn ra trong ruột của bạn nữa, thật không dễ chịu gì. Chứng táo bón là một vị khách lì lợm cứ cố dai dẳng ở lại với bạn, và bạn cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện, nhiều hơn mức bạn muốn. Nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.

Từ giờ trở đi, phải rất cẩn thận mỗi khi bạn đứng lên. Nhiều phụ nữ mang thai tháng thức 6 bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên. Nếu bạn thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại. Bạn cứ yên tâm là mình không phải bà bầu đầu tiên làm như thế, và càng không phải là người cuối cùng.

Những thay đổi về tâm lý
Tháng thứ 6, có lẽ bạn đã có một cảm giác rõ ràng rằng mình thích hay ghét mang thai. Đa phần phụ nữ sẽ dao động giữa hai trạng thái tình cảm này, đến ngày dự sinh thì thường là họ cảm thấy như không chịu thêm được nữa. Cách mà bạn nhìn nhận quá trình mang thai của mình sẽ ảnh hưởng đến việc bạn cảm nhận thời gian còn lại kéo dài đến thế nào.

Nếu bạn đã từng có con, bạn sẽ dễ có cảm giác như thể mình phản bội đứa lớn của mình. Có thêm một đứa con sẽ làm xáo trộn không khí và nề nếp đã được định hình trong gia đình bạn. Nếu bạn đã có con, hãy cố gắng tính trước việc trông con hay nhờ ai đó trông hộ mấy đứa trẻ khi bạn đi sinh. Có kế hoạch từ sớm sẽ giúp bạn bớt lo lắng cho mấy đứa lớn của mình, và giúp bạn chỉ tập trung vào việc sinh em bé. Hãy lên cả phương án dự phòng nữa, phòng khi phương án tối ưu không thể thực hiện được.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này
Em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng. Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông.

Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này nhé.

Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.

Em bé của bạn dài hơn, và cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Trung bình, một em bé khi mới ra đời nặng chừng 3.5kg. Cân nặng của em bé bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình thai nghén, bởi gien trội và các yếu tố di truyền khác.

Em bé giờ đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch" vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.

Lời khuyên cho tuần này
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay hộ sinh của bạn xem bạn có cần được kiểm tra nồng độ huyết sắc tố (Haemoglobin) vào lần khám thai tới hay không. Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Bạn nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn.


Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm cuối của giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và cũng là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ thể thai nhi. Để dưỡng thai tốt trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.


Da thai nhi đã có màu sắc hồng hào; dưới da, lượng mỡ tích trữ không nhiều. Đầu tóc và lông đã dài ra, mắt cũng đã chia ra rõ ràng và có khả năng nhắm, mở. Nếu thai mang giới tính nam thì bìu dái phát triển nhanh, tinh hoàn từ trên bụng trễ xuống dưới. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì môi âm đạo, âm vật đã phát triển rõ rệt. Nhưng khí quản và phổi thì chưa thành thục.


Đến cuối tháng thứ 6, thai nhi đã biết mút tay, biết nấc, hay khóc nhè, biết vị ngọt, hay chua; kích thích thì có phản ứng như bị đau. Đối với âm thanh thì đã có khả năng nhận biết âm thanh của mẹ đồng thời với các âm thanh bên ngoài đã có phản ứng thích hay không thích. Tổ chức não bộ của thai đã nhiều nết nhăn. Trong tháng thứ 6 này, thai phụ cần chú ý:


Để tránh đẻ non thai phụ cần chú ý:


- Dự phòng và trị liệu các chứng bệnh có thể phát sinh.
- Phụ nữ mang thai khi tuổi còn trẻ thì sự phát triển của thân thể chưa hoàn thiện. Khi mang thai, nếu tinh thần nóng vội, tình cảm không ổn định…đều có khả năng sinh con non, do vậy bà bầu cần tránh bị kích động thần kinh.
- Nếu vận động quá mạnh cũng có nguy cơ sinh non. Việc lên, xuống cầu thang hay thang máy nên hạn chế đến mức tối thiểu. Đi bộ và các hoạt động cần chú ý an toàn, không nên đến nơi đông người dẫn đến cảnh chen chúc.
- Tránh cầm vật nặng, hướng lên vật trên cao và với lên, hoặc làm những động tác quá mạnh.
- Tránh sinh hoạt tình dục quá nhiều.
- Tránh việc nặng trong gia đình hoặc làm việc mệt nhọc.




Phòng trị tĩnh mạch căng trương


Tĩnh mạch mà bị sưng, căng trương lên rất dễ bị vỡ mạch máu, hoặc tạo thành phù ở chân, không thoải mái, chân bị co rút, vì thế nên chú ý phòng như sau:


- Không nên ngồi lâu, ngồi xổm nhiều, đứng lâu, không nên dùng dây thắt lưng.
- Không nên mang vác nặng.
- Khi ngủ, chân để gác đệm cao.
- Khi tĩnh mạch sưng trương nhẹ thì nên dùng tất ngắn, mềm, có độ giãn, chun bó ít. Nếu bệnh nặng thì nên nằm nghỉ để tránh táo bón, tránh bị vỡ huyết quản.


Giảm những đau đớn không thích hợp


Nếu xương mu bị đau, có thể lấy đai buộc lấy bộ phận xương hông, cùng với giảm thiểu đi lại, đi bộ mà nằm nghỉ ngơi để giảm đau. Nếu sau lưng bị đau, dùng đai đeo buộc ngang bụng dưới để giảm khả năng lưng eo không nghiêng. Đi giày mềm thích hợp, tránh đứng lâu và đi lại nhiều, nhưng cũng nên xoa bóp các khu vực sau lưng để cho các cơ da được thoải mái, giảm được đau đớn.


Để giảm bớt những lo lắng này ở thai phụ cần lưu ý:


- Người chồng nên quan tâm, chăm sóc và chú ý đến mặt tinh thần của vợ nhiều hơn. Theo nghiên cứu, cặp vợ chồng nào yêu thương nhau, trong hoàn cảnh gia đình êm ấm, chan hoà sẽ không chỉ làm giảm những căng thẳng của người vợ khi mang thai mà còn sinh ra đứa con khoẻ mạnh, thông minh.


- Tình cảm của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi trong tử cung có phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài. Vì thế, phụ nữ mang thai nên cố gắng giữ cho tinh thần mình thoải mái là tốt nhất.


Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6 chú ý các điểm sau:


- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.


- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…


- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…


- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 6

Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm cuối của giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và cũng là thời điểm có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ thể thai nhi. Để dưỡng thai tốt trong giai đoạn này, vấn đề dinh dưỡng là rất quan trọng để giúp mẹ và bé có sự chuẩn bị tốt nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.


Da thai nhi đã có màu sắc hồng hào; dưới da, lượng mỡ tích trữ không nhiều. Đầu tóc và lông đã dài ra, mắt cũng đã chia ra rõ ràng và có khả năng nhắm, mở. Nếu thai mang giới tính nam thì bìu dái phát triển nhanh, tinh hoàn từ trên bụng trễ xuống dưới. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì môi âm đạo, âm vật đã phát triển rõ rệt. Nhưng khí quản và phổi thì chưa thành thục.


Đến cuối tháng thứ 6, thai nhi đã biết mút tay, biết nấc, hay khóc nhè, biết vị ngọt, hay chua; kích thích thì có phản ứng như bị đau. Đối với âm thanh thì đã có khả năng nhận biết âm thanh của mẹ đồng thời với các âm thanh bên ngoài đã có phản ứng thích hay không thích. Tổ chức não bộ của thai đã nhiều nết nhăn. Trong tháng thứ 6 này, thai phụ cần chú ý:


Để tránh đẻ non thai phụ cần chú ý:


- Dự phòng và trị liệu các chứng bệnh có thể phát sinh.
- Phụ nữ mang thai khi tuổi còn trẻ thì sự phát triển của thân thể chưa hoàn thiện. Khi mang thai, nếu tinh thần nóng vội, tình cảm không ổn định…đều có khả năng sinh con non, do vậy bà bầu cần tránh bị kích động thần kinh.
- Nếu vận động quá mạnh cũng có nguy cơ sinh non. Việc lên, xuống cầu thang hay thang máy nên hạn chế đến mức tối thiểu. Đi bộ và các hoạt động cần chú ý an toàn, không nên đến nơi đông người dẫn đến cảnh chen chúc.
- Tránh cầm vật nặng, hướng lên vật trên cao và với lên, hoặc làm những động tác quá mạnh.
- Tránh sinh hoạt tình dục quá nhiều.
- Tránh việc nặng trong gia đình hoặc làm việc mệt nhọc.




Phòng trị tĩnh mạch căng trương


Tĩnh mạch mà bị sưng, căng trương lên rất dễ bị vỡ mạch máu, hoặc tạo thành phù ở chân, không thoải mái, chân bị co rút, vì thế nên chú ý phòng như sau:


- Không nên ngồi lâu, ngồi xổm nhiều, đứng lâu, không nên dùng dây thắt lưng.
- Không nên mang vác nặng.
- Khi ngủ, chân để gác đệm cao.
- Khi tĩnh mạch sưng trương nhẹ thì nên dùng tất ngắn, mềm, có độ giãn, chun bó ít. Nếu bệnh nặng thì nên nằm nghỉ để tránh táo bón, tránh bị vỡ huyết quản.


Giảm những đau đớn không thích hợp


Nếu xương mu bị đau, có thể lấy đai buộc lấy bộ phận xương hông, cùng với giảm thiểu đi lại, đi bộ mà nằm nghỉ ngơi để giảm đau. Nếu sau lưng bị đau, dùng đai đeo buộc ngang bụng dưới để giảm khả năng lưng eo không nghiêng. Đi giày mềm thích hợp, tránh đứng lâu và đi lại nhiều, nhưng cũng nên xoa bóp các khu vực sau lưng để cho các cơ da được thoải mái, giảm được đau đớn.


Để giảm bớt những lo lắng này ở thai phụ cần lưu ý:


- Người chồng nên quan tâm, chăm sóc và chú ý đến mặt tinh thần của vợ nhiều hơn. Theo nghiên cứu, cặp vợ chồng nào yêu thương nhau, trong hoàn cảnh gia đình êm ấm, chan hoà sẽ không chỉ làm giảm những căng thẳng của người vợ khi mang thai mà còn sinh ra đứa con khoẻ mạnh, thông minh.


- Tình cảm của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi trong tử cung có phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài. Vì thế, phụ nữ mang thai nên cố gắng giữ cho tinh thần mình thoải mái là tốt nhất.


Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6 chú ý các điểm sau:


- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.


- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…


- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…


- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; salad nga; dấu hiệu nhận biết có thai; giới tính thai nhi; nấm đùi gà; nấm đùi gà; chăm sóc thai nhi; chăm sóc thai nhi; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; sinh con; mang thai; thụ thai; thai nhi tuan 2; thai nhi tuan 3; sự hình thành thai nhi; thai nhi tuần 5; thai nhi tuần 4; thai nhi tuần 29; chuan bi tam ly truoc khi sinh; thai nhi 32 tuan; thai nhi 33 tuan; thai nhi 30 tuan; thai nhi 34 tuan; thai nhi 36 tuan; thai nhi 31 tuan; cham soc thai nhi; thai nhi 27 tuan; thai nhi 28 tuan; thai nhi 35 tuan; thai nhi 24 tuan; dấu hiệu sắp sinh; giới tính thai nhi; thực đơn cho bà bầu; chăm sóc thai nhi; mang thai thang thu 1; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 2; mang thai thang thu 3; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 5; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 7; mang thai thang thu 9; mang thai thang thu 8; mang thai 3 thang cuoi; mang thai tuan 3; mang thai tuan 5; mang thai tuan 2; mang thai ngoai tu cung; cháo cá lóc; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; nui xào bò; tập cho bé bú bình; nấm đùi gà; chăm sóc sau sinh; sắm đồ sơ sinh; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; nấm đùi gà; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 2; an gi khi mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; dau hieu co thai; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; giới tính thai nhi; gà ác tiềm thuốc bắc; cham soc thai nhi; cham soc thai nhi; chuẩn bị đồ sơ sinh; nấm đùi gà; dấu hiệu nhận biết có thai; cham soc thai ky; mang thai lan dau; nấm đùi gà; gà ác tiềm thuốc bắc; dấu hiệu sắp sinh; đoán giới tính thai nhi; thai nhi tuan 4; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu sắp sinh; cham soc thai nhi; mang thai thang thu 6; dấu hiệu sắp sinh; triệu chứng có thai; mang thai thang thu 6; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; dau hieu co thai; dau hieu mang thai; mang thai 3 thang dau; triệu chứng mang thai; đoán giới tính thai nhi; chăm sóc phụ nữ sau sinh; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu nhận biết có thai; chăm sóc thai nhi; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; thai nhi thang thu 9; thai nhi thang thu 7; thai nhi thang thu 5; cháo lươn; thai nhi thang thu 8; chăm sóc sau sinh; thai nhi thang thu 6; thai nhi thang thu 3; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; cách nhận biết có thai; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; mang thai thang dau; mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu sắp sinh; dấu hiệu sắp sinh; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang thu 6; sự hình thành thai nhi; triệu chứng mang thai; dấu hiệu mang thai; mang thai thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; dấu hiệu mang thai; dấu hiệu có thai; phát triển kỹ năng; triệu chứng mang thai; dấu hiệu có thai;