background img

Dấu hiệu có thai và Chăm sóc thai kỳ

Showing posts with label dau hieu sap sinh. Show all posts
Showing posts with label dau hieu sap sinh. Show all posts
Ngay từ khi biết mình có những dấu hiệu có thai đầu tiên, cảm nhận một mầm sống ngày từng ngày lớn lên trong cơ thể, cơ thể bạn bắt đầu thay đổi và nhiều mệt mỏi kèm theo đó. Có nhiều mẹ còn ngờ ngợ về thai nhi nên thử thai thì tính ngày rụng trứng, làm tất cả các phương pháp chỉ để tin là mình có em bé thật rồi. Sẽ có rất rất nhiều những điều khó chịu, dở khóc dở cười của những biến chứng thai kỳ mang đến cho bạn nhưng trên hết là niềm hạnh phúc vì sắp được Làm Mẹ!



Bạn mong chờ thiên thần của mình trào đời cùng với bao hi vọng, dự định cho đứa con yêu. Tò mò muốn biết giới tính thai nhi là trai hay gái, muốn biết bao nhiêu tuần thì có tim thai, nên kiêng gì và ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu…? Bạn bắt đầu lục tung internet để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình, cũng không quên tìm hiểu cách để chăm sóc thai nhi tốt nhất, lo chuẩn bị đồ sơ sinh như thể ngày mai con ra đời rồi vậy. Tất cả làm nên những cảm xúc mới mẻ cho cuộc sống của người mẹ!

Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, thậm chí bạn đã mang thai tháng đầu tiên. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Nhưng cho dù thân thể ban cảm thấy thế nào đi nữa, có khả năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đó có thể là do sự thay đổi của những nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với tâm trạng sắp được làm mẹ.

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để diễn ra sự hình thành thai nhi, vì vậy những hoạt động hằng ngày của mẹ, thực đơn kiêng cữ mẹ nên nắm rõ để tránh những trường hợp sảy thai đáng tiếc, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đủ các chất đạm, caxi, chất béo, vitamin...Các mẹ có thể thử các món ăn mới lạ và tốt cho thai kỳ như như trứng ngỗng chiên nấm đùi gà, salad nga...học cách làm bánh flan làm món tráng miệng hấp dẫn.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ cần đề phòng kẻo sinh non. Thông thường thì dự tính thời điểm sinh con thuộc phạm vi 2 tuần, từ tuần thứ 38 trở về trước. Khi sinh con khoảng trước thời gian đó thì phần nhiều được coi là sinh non. Nếu từ tuần 28 trở về trước mà sinh con là chưa đủ tháng thì nguy cơ tử vong của trẻ khá cao, tất nhiên y học ngày càng tiến bộ thì vẫn có khả năng cứu sống, nhưng cần phải hết sức đề phòng.

Thai nhi 34 tuần - Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi sinh và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé: bỉm dán, tã lót sơ sinh, khăn tắm, vớ, tã giấy huggies, bao tay, miếng lót sơ sinh...

Rồi cũng chạm tới cái mốc 40 tuần thai, mẹ nào mà không sốt ruột nhưng đôi khi đứa con tinh nghịch lại chọc bạn với những dấu hiệu chuyển dạ giả và làm cho mẹ bầu chạy tới lui bệnh viện vài lần. Giờ thì bạn thực sự muốn biết dấu hiệu sắp sinh như thế nào. Những tâm lý lo lắng trước khi sinh hay phân vân chọn sinh thường hay sinh mổ thế mà cũng khiến mẹ đắn đo mãi. Quá trình sinh con đúng là những điều bí ẩn với một người mẹ trẻ, bạn không hình dung được những gì sẽ xảy ra đằng sau cánh cửa phòng sinh và không quên tự động viên mình cố gắng, chịu đựng con đau đang tới. Rồi thì sau những nỗ lực tưởng chừng không thể, bé con của bạn cũng đã trào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của bạn, của ông xã và cả gia đình bạn. Bạn có thể mỉm cười hạnh phúc cũng thật nhẹ nhàng vì mình đã vượt cạn thành công. Chăm sóc cả mẹ lẫn bé sau khi sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh trầm cảm sau sinh khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Giờ đây, tưởng chừng như mọi lo lắng đã qua, nhưng không, bạn lại bắt đầu vào một cuộc hành trình mới cũng gian nan không kém. Hành trình chăm sóc bé và nuôi dạy con yêu khôn lớn.

Hành trình bắt đầu với những loay hoay để chăm sóc trẻ sơ sinh, những đôi mắt mỏi mệt thâm quầng vì triền miên mất ngủ để chăm sóc cho bé con chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ, chưa phân biệt được ngày đêm nên mọi thứ dường như đang đảo lộn với bạn.

Để nuôi con một cách khoa học, bạn sẽ phải biết cho con bú đúng cách chứ không chỉ là bản năng người mẹ nữa. Cho con bú là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thức ăn hòan hảo cho bé với đầy đủ các vitamin và chất dinh duỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Bạn học cách cho con bú đúng cách đúng lúc, Những bước cơ bản làm thế nào để có tư thế thoải mái nhất cho cả mẹ và con, hay phải làm gì khi bị viêm tuyến sữa, làm sao để biết chính xác bé đã bú đủ sữa mẹ hay chưa.

Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn không thể cho bé bú mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nhất tiếp theo. Sữa bột trẻ em được nghiên cứu và sản xuất với công thức gần giống sữa mẹ nhất, để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết (protein, carbohydrate và chất béo) cũng như các vitamin và khoáng chất để đảm bảo em bé nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Chọn loại sữa công thức nào tốt nhất cho con? Khi ấy, một lần nữa bạn lại cần nhờ tới những lời khuyên của những người có kinh nghiệm hay internet rồi đấy.

Càng hiểu biết về sự phát triển của bé, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho bé. Từ thời điểm được sinh ra, bé sẽ liên tục làm bạn ngạc nhiên khi chúng lớn lên và phát triển kỹ năng mới. Bạn cần điểm qua các cột mốc phát triển theo tháng của bé sơ sinh đến trẻ mới biết đi và chọn những lời khuyên để bạn có thể giúp con phát triển một cách tốt nhất.

Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm bé sơ sinh có thể là một thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm cho bé là khoảng thời gian thư giãn thoải mái cho cả mẹ và bé. Khi bé mới sinh hay còn nhỏ, bạn có thể tắm cho bé trong thau tắm. Lớn hơn một chút và khi bạn đã quen với việc tắm bé, bạn có thể tắm cho bé bằng vòi sen hay thậm chí tắm cùng với bé. Sau một ngày dài hoạt động và vui chơi, bé sẽ rất thích khi được tắm rửa và đùa nghịch trong làn nước ấm.

Khi bé 4 tháng tuổi tới khi bé 7 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng lên, lúc này sữa mẹ không đủ đáp ứng cho bé vì vậy mà mẹ cần tập cho bé ăn dặm rồi đấy. Không dễ dàng để bắt đầu với một thực đơn ăn dặm mới, những lo lắng về dinh dưỡng, vệ sinh luôn là điều ám ảnh của người mẹ. Những người làm cha mẹ lần đầu có thể sẽ rất lúng túng ở giai đoạn này vì họ không biết nên cho bé ăn những thức ăn gì và như thế nào.

Chơi đùa cùng con là một trong những niềm vui trong việc chăm sóc trẻ, là một điều quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc của bé. Đồng thời nó cũng đem lại niềm vui cho bố mẹ. Nét mặt tươi vui của con là phần thưởng quý giá cho những phút giây bố mẹ dành cho con trẻ. Bé rất thích dành thời gian chơi với người mình yêu mến.

Khi bố mẹ chơi đùa cùng con, không chỉ đơn giản là làm cho con vui, mà còn dạy cho con về những điều mới mẻ. Cùng con chơi những trò chơi trong nhà như là những âm thanh, vần điệu, con số,… Hoặc có thể cùng bé sắp xếp nhà cửa, Bé con sẽ là “học trò ngoan” khi háo hức với những buổi học mà chơi như thế.

Cuộc hành trình mang thai và chăm sóc bé thật dài nhưng cũng thật thú vị phải không các mẹ. Chúc cho các mẹ luôn khỏe mạnh và có thật nhiều kiến thức để chăm sóc và nuôi dạy các bé thật tốt nhé!

Kinh nghiệm mang thai và chăm sóc bé

Ngay từ khi biết mình có những dấu hiệu có thai đầu tiên, cảm nhận một mầm sống ngày từng ngày lớn lên trong cơ thể, cơ thể bạn bắt đầu thay đổi và nhiều mệt mỏi kèm theo đó. Có nhiều mẹ còn ngờ ngợ về thai nhi nên thử thai thì tính ngày rụng trứng, làm tất cả các phương pháp chỉ để tin là mình có em bé thật rồi. Sẽ có rất rất nhiều những điều khó chịu, dở khóc dở cười của những biến chứng thai kỳ mang đến cho bạn nhưng trên hết là niềm hạnh phúc vì sắp được Làm Mẹ!



Bạn mong chờ thiên thần của mình trào đời cùng với bao hi vọng, dự định cho đứa con yêu. Tò mò muốn biết giới tính thai nhi là trai hay gái, muốn biết bao nhiêu tuần thì có tim thai, nên kiêng gì và ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu…? Bạn bắt đầu lục tung internet để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình, cũng không quên tìm hiểu cách để chăm sóc thai nhi tốt nhất, lo chuẩn bị đồ sơ sinh như thể ngày mai con ra đời rồi vậy. Tất cả làm nên những cảm xúc mới mẻ cho cuộc sống của người mẹ!

Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, thậm chí bạn đã mang thai tháng đầu tiên. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Nhưng cho dù thân thể ban cảm thấy thế nào đi nữa, có khả năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đó có thể là do sự thay đổi của những nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với tâm trạng sắp được làm mẹ.

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để diễn ra sự hình thành thai nhi, vì vậy những hoạt động hằng ngày của mẹ, thực đơn kiêng cữ mẹ nên nắm rõ để tránh những trường hợp sảy thai đáng tiếc, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đủ các chất đạm, caxi, chất béo, vitamin...Các mẹ có thể thử các món ăn mới lạ và tốt cho thai kỳ như như trứng ngỗng chiên nấm đùi gà, salad nga...học cách làm bánh flan làm món tráng miệng hấp dẫn.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ cần đề phòng kẻo sinh non. Thông thường thì dự tính thời điểm sinh con thuộc phạm vi 2 tuần, từ tuần thứ 38 trở về trước. Khi sinh con khoảng trước thời gian đó thì phần nhiều được coi là sinh non. Nếu từ tuần 28 trở về trước mà sinh con là chưa đủ tháng thì nguy cơ tử vong của trẻ khá cao, tất nhiên y học ngày càng tiến bộ thì vẫn có khả năng cứu sống, nhưng cần phải hết sức đề phòng.

Thai nhi 34 tuần - Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi sinh và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé: bỉm dán, tã lót sơ sinh, khăn tắm, vớ, tã giấy huggies, bao tay, miếng lót sơ sinh...

Rồi cũng chạm tới cái mốc 40 tuần thai, mẹ nào mà không sốt ruột nhưng đôi khi đứa con tinh nghịch lại chọc bạn với những dấu hiệu chuyển dạ giả và làm cho mẹ bầu chạy tới lui bệnh viện vài lần. Giờ thì bạn thực sự muốn biết dấu hiệu sắp sinh như thế nào. Những tâm lý lo lắng trước khi sinh hay phân vân chọn sinh thường hay sinh mổ thế mà cũng khiến mẹ đắn đo mãi. Quá trình sinh con đúng là những điều bí ẩn với một người mẹ trẻ, bạn không hình dung được những gì sẽ xảy ra đằng sau cánh cửa phòng sinh và không quên tự động viên mình cố gắng, chịu đựng con đau đang tới. Rồi thì sau những nỗ lực tưởng chừng không thể, bé con của bạn cũng đã trào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của bạn, của ông xã và cả gia đình bạn. Bạn có thể mỉm cười hạnh phúc cũng thật nhẹ nhàng vì mình đã vượt cạn thành công. Chăm sóc cả mẹ lẫn bé sau khi sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh trầm cảm sau sinh khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Giờ đây, tưởng chừng như mọi lo lắng đã qua, nhưng không, bạn lại bắt đầu vào một cuộc hành trình mới cũng gian nan không kém. Hành trình chăm sóc bé và nuôi dạy con yêu khôn lớn.

Hành trình bắt đầu với những loay hoay để chăm sóc trẻ sơ sinh, những đôi mắt mỏi mệt thâm quầng vì triền miên mất ngủ để chăm sóc cho bé con chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ, chưa phân biệt được ngày đêm nên mọi thứ dường như đang đảo lộn với bạn.

Để nuôi con một cách khoa học, bạn sẽ phải biết cho con bú đúng cách chứ không chỉ là bản năng người mẹ nữa. Cho con bú là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thức ăn hòan hảo cho bé với đầy đủ các vitamin và chất dinh duỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Bạn học cách cho con bú đúng cách đúng lúc, Những bước cơ bản làm thế nào để có tư thế thoải mái nhất cho cả mẹ và con, hay phải làm gì khi bị viêm tuyến sữa, làm sao để biết chính xác bé đã bú đủ sữa mẹ hay chưa.

Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn không thể cho bé bú mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nhất tiếp theo. Sữa bột trẻ em được nghiên cứu và sản xuất với công thức gần giống sữa mẹ nhất, để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết (protein, carbohydrate và chất béo) cũng như các vitamin và khoáng chất để đảm bảo em bé nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Chọn loại sữa công thức nào tốt nhất cho con? Khi ấy, một lần nữa bạn lại cần nhờ tới những lời khuyên của những người có kinh nghiệm hay internet rồi đấy.

Càng hiểu biết về sự phát triển của bé, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho bé. Từ thời điểm được sinh ra, bé sẽ liên tục làm bạn ngạc nhiên khi chúng lớn lên và phát triển kỹ năng mới. Bạn cần điểm qua các cột mốc phát triển theo tháng của bé sơ sinh đến trẻ mới biết đi và chọn những lời khuyên để bạn có thể giúp con phát triển một cách tốt nhất.

Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm bé sơ sinh có thể là một thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm cho bé là khoảng thời gian thư giãn thoải mái cho cả mẹ và bé. Khi bé mới sinh hay còn nhỏ, bạn có thể tắm cho bé trong thau tắm. Lớn hơn một chút và khi bạn đã quen với việc tắm bé, bạn có thể tắm cho bé bằng vòi sen hay thậm chí tắm cùng với bé. Sau một ngày dài hoạt động và vui chơi, bé sẽ rất thích khi được tắm rửa và đùa nghịch trong làn nước ấm.

Khi bé 4 tháng tuổi tới khi bé 7 tháng tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng lên, lúc này sữa mẹ không đủ đáp ứng cho bé vì vậy mà mẹ cần tập cho bé ăn dặm rồi đấy. Không dễ dàng để bắt đầu với một thực đơn ăn dặm mới, những lo lắng về dinh dưỡng, vệ sinh luôn là điều ám ảnh của người mẹ. Những người làm cha mẹ lần đầu có thể sẽ rất lúng túng ở giai đoạn này vì họ không biết nên cho bé ăn những thức ăn gì và như thế nào.

Chơi đùa cùng con là một trong những niềm vui trong việc chăm sóc trẻ, là một điều quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc của bé. Đồng thời nó cũng đem lại niềm vui cho bố mẹ. Nét mặt tươi vui của con là phần thưởng quý giá cho những phút giây bố mẹ dành cho con trẻ. Bé rất thích dành thời gian chơi với người mình yêu mến.

Khi bố mẹ chơi đùa cùng con, không chỉ đơn giản là làm cho con vui, mà còn dạy cho con về những điều mới mẻ. Cùng con chơi những trò chơi trong nhà như là những âm thanh, vần điệu, con số,… Hoặc có thể cùng bé sắp xếp nhà cửa, Bé con sẽ là “học trò ngoan” khi háo hức với những buổi học mà chơi như thế.

Cuộc hành trình mang thai và chăm sóc bé thật dài nhưng cũng thật thú vị phải không các mẹ. Chúc cho các mẹ luôn khỏe mạnh và có thật nhiều kiến thức để chăm sóc và nuôi dạy các bé thật tốt nhé!

Theo các sách y học, quá trình sinh con  gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Sắp tới ngày sinh nở, các bà mẹ thật rất háo hức mong chờ sự ra đời của đứa con trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây sẽ báo cho mẹ biết thời khắc em bé sắp chào đời để mẹ chuẩn bị tâm lý trước khi sinh.



Trước khi chuyển dạ
Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, ngay trước khi đứa trẻ ra đời, nội tiết tố sẽ tiết ra giúp cơ thể bạn thích nghi và sẵn sàng chuẩn bị sinh nở. Mỗi sản phụ có trải nghiệm và cảm giác khác nhau ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn. Có một vài dấu hiệu sắp sinh chung sẽ xảy ra trong vài ngày hay vài tuần hay thậm chí là vài giờ khi kì sinh sắp đến. Nhiều bà bầu có thể không để ý các dấu hiệu này.

Đau co tử cung
Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả. Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Tiêu chảy
Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy. Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cơn co chuyển dạ
Phần lớn phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của bạn, dù là lần sinh đầu tiên hay là cổ tử cung đã mở. Yếu tố song hành nữa là khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế. Tốt nhất, bạn nên gọi cho bác sĩ của mình. Nếu đây là cơn co đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi các cơn co kéo dài chừng 5 phút mỗi lần. Thế nhưng, cần chắc rằng bạn đã tới ngày sinh dự kiến. Nếu không phải là lần chuyển dạ đầu tiên, bạn nên gọi cho bác sĩ khi các cơn co cách nhau từ 10 - 15 phút. Nói chung, lần chuyển dạ thứ 2 có xu hướng bằng một nửa thời gian so với lần đầu, nên bạn sẽ có ít thời gian hơn để đến bệnh viện.

Tiết chất nhờn âm đạo
Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài. Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.

Vỡ ối
Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu sắp sinh chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Tới đây, chắc chắn bạn đã phải chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ và bất kỳ lúc nào cơn đau chuyển dạ tới là có thể nhanh chóng đi sinh. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông!

Dấu hiệu bà bầu chuyển dạ sắp sinh

Theo các sách y học, quá trình sinh con  gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Sắp tới ngày sinh nở, các bà mẹ thật rất háo hức mong chờ sự ra đời của đứa con trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây sẽ báo cho mẹ biết thời khắc em bé sắp chào đời để mẹ chuẩn bị tâm lý trước khi sinh.



Trước khi chuyển dạ
Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, ngay trước khi đứa trẻ ra đời, nội tiết tố sẽ tiết ra giúp cơ thể bạn thích nghi và sẵn sàng chuẩn bị sinh nở. Mỗi sản phụ có trải nghiệm và cảm giác khác nhau ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn. Có một vài dấu hiệu sắp sinh chung sẽ xảy ra trong vài ngày hay vài tuần hay thậm chí là vài giờ khi kì sinh sắp đến. Nhiều bà bầu có thể không để ý các dấu hiệu này.

Đau co tử cung
Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả. Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Tiêu chảy
Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy. Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cơn co chuyển dạ
Phần lớn phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của bạn, dù là lần sinh đầu tiên hay là cổ tử cung đã mở. Yếu tố song hành nữa là khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế. Tốt nhất, bạn nên gọi cho bác sĩ của mình. Nếu đây là cơn co đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi các cơn co kéo dài chừng 5 phút mỗi lần. Thế nhưng, cần chắc rằng bạn đã tới ngày sinh dự kiến. Nếu không phải là lần chuyển dạ đầu tiên, bạn nên gọi cho bác sĩ khi các cơn co cách nhau từ 10 - 15 phút. Nói chung, lần chuyển dạ thứ 2 có xu hướng bằng một nửa thời gian so với lần đầu, nên bạn sẽ có ít thời gian hơn để đến bệnh viện.

Tiết chất nhờn âm đạo
Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài. Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.

Vỡ ối
Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu sắp sinh chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Tới đây, chắc chắn bạn đã phải chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ và bất kỳ lúc nào cơn đau chuyển dạ tới là có thể nhanh chóng đi sinh. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông!


Thai nhi 34 tuần - Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi.



Những thay đổi sinh lý của bạn trong tuần này
Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì này. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.

Từ giờ cho đến khi có dấu hiệu sắp sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Những thay đổi tâm lý tuần 34
Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.
Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Những thay đổi của em bé trong tuần này
Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần thai 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Mang thai 34 tuần - những điều cần biết

Thai nhi 34 tuần - Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi.



Những thay đổi sinh lý của bạn trong tuần này
Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì này. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.

Từ giờ cho đến khi có dấu hiệu sắp sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Những thay đổi tâm lý tuần 34
Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.
Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Những thay đổi của em bé trong tuần này
Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần thai 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm của những dấu hiệu mang thai, 3 tháng cuối là lúc mẹ chuẩn bị đón con chào đời chính đây là thời điểm khá vất vả của bất kì mẹ bầu nào. Ở giai đoạn này nhắc nhở các mẹ phải sớm có kế hoạch thăm khám đều đặn để sớm phát hiện những tình trạng biến chứng có khả năng xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình lẫn thai nhi trong bụng. 



Và bài viết chia sẻ kiến thức sức khỏe-dinh dưỡng, dấu hiệu sắp sinh giúp các mẹ bầu thoát khỏi tình trạng hoang mang để chuẩn bị lần “vượt cạn” sắp tới . Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần  

1 .Đi tiểu thường xuyên
Khi bé chuẩn bị chào đời bé sẽ có chiều hướng tụt xuống sâu nên sẽ gây ra áp lực lên bàng quang của người mẹ. Điều này khiến cho người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở vùng bụng kèm theo triệu chứng tiêu chảy.
2 .Đau lưng
Những cơn đau lưng này là sự báo hiệu của dấu hiệu chuyển dạ, đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của người mẹ đã mềm ra để chuẩn bị cho sự chào đời của bé.  
3 .Thay đổi số lần thai máy.
Tuần tứ 36 người mẹ sẽ có thể cảm nhận bé chuyển động chậm hơn hoặc có khi bé sẽ rất yên lặng nhưng ngay sau đó lại chuyển động rất mạnh. Hiện tượng này xảy ra là do tử cung của mẹ đang dần trở nên chật chội so với bé và bé cũng đang mong chờ ngày mình được chào đời.
4 .Xuất hiện dịch nhầy đỏ
Khi mẹ bầu thấy âm đạo của mình bắt đầu xuất hiện dịch nhầy đỏ thì có nghĩa là bé yêu của bạn đã chuẩn bị hào đời . Khi âm đạo mẹ bầu xuất hiện dịch nhầy đỏ chứng tỏ cổ tử cung của mẹ bầu đã bắt đầu mở và bé sẽ chào đời vào 1, 2 ngày tới hay lâu nhất là 1 tuần.
5 .Cơn co thắt thường xuyên
Những cơn co thắt ở tử cung trong giai đoạn cuối thai kỳ là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu dễ dàng nhận biết. Dinh dưỡng và ăn uống:
- Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
- Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
- Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.
- Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
- Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng
- Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông  

Hoạt động trước tháng sinh nở
1 .Đi bộ Đi bộ có thể giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn. Các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp mang lại khoảng thời gian lâm bồn ít hơn vì nó thực sự có thể giúp tăng khả năng chịu đựng của bạn khi luyện tập một cách thường xuyên.
2 .Đứng lên ngồi xuống Ngồi xổm là một cách tốt để tập cho đùi và cơ xương chậu hoạt động hiệu quả trong lúc sinh vì nó tăng cường cơ bắp đùi và kéo dài xương chậu của bạn.
3 .Phương pháp Kegel Các bài thể dục Kegel được thiết kế cho phần cơ vùng xương chậu của bạn, đó là phần cơ xung quang niệu đạo, bang quang, trực tràng và tử cung. Khi thực hiện thường xuyên, nó có thể giúp tăng cường cơ bắp sàn khung chậu của bạn. Những bài viết đến sức khỏe mẹ bầu như chăm sóc phụ nữ sau sinh , dinh dưỡng cho mẹ sau kỳ sinh đẻ dành cho bạn.

Bạn đã sẵn sàng cho lần vượt cạn này chưa?

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm của những dấu hiệu mang thai, 3 tháng cuối là lúc mẹ chuẩn bị đón con chào đời chính đây là thời điểm khá vất vả của bất kì mẹ bầu nào. Ở giai đoạn này nhắc nhở các mẹ phải sớm có kế hoạch thăm khám đều đặn để sớm phát hiện những tình trạng biến chứng có khả năng xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình lẫn thai nhi trong bụng. 



Và bài viết chia sẻ kiến thức sức khỏe-dinh dưỡng, dấu hiệu sắp sinh giúp các mẹ bầu thoát khỏi tình trạng hoang mang để chuẩn bị lần “vượt cạn” sắp tới . Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần  

1 .Đi tiểu thường xuyên
Khi bé chuẩn bị chào đời bé sẽ có chiều hướng tụt xuống sâu nên sẽ gây ra áp lực lên bàng quang của người mẹ. Điều này khiến cho người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở vùng bụng kèm theo triệu chứng tiêu chảy.
2 .Đau lưng
Những cơn đau lưng này là sự báo hiệu của dấu hiệu chuyển dạ, đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của người mẹ đã mềm ra để chuẩn bị cho sự chào đời của bé.  
3 .Thay đổi số lần thai máy.
Tuần tứ 36 người mẹ sẽ có thể cảm nhận bé chuyển động chậm hơn hoặc có khi bé sẽ rất yên lặng nhưng ngay sau đó lại chuyển động rất mạnh. Hiện tượng này xảy ra là do tử cung của mẹ đang dần trở nên chật chội so với bé và bé cũng đang mong chờ ngày mình được chào đời.
4 .Xuất hiện dịch nhầy đỏ
Khi mẹ bầu thấy âm đạo của mình bắt đầu xuất hiện dịch nhầy đỏ thì có nghĩa là bé yêu của bạn đã chuẩn bị hào đời . Khi âm đạo mẹ bầu xuất hiện dịch nhầy đỏ chứng tỏ cổ tử cung của mẹ bầu đã bắt đầu mở và bé sẽ chào đời vào 1, 2 ngày tới hay lâu nhất là 1 tuần.
5 .Cơn co thắt thường xuyên
Những cơn co thắt ở tử cung trong giai đoạn cuối thai kỳ là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu dễ dàng nhận biết. Dinh dưỡng và ăn uống:
- Nhu cầu năng lượng của mẹ lúc này là 2550 kcal/ngày, tăng 350 kcal so với mức bình thường.
- Bổ sung đạm, tinh bột, chất béo từ các nguồn thức ăn như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc, thịt cá… để tăng đủ lượng dưỡng chất cho cơ thể
- Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, tránh chất kích thích (caffein, cồn…) và các thực phẩm có nguy cơ nhiễm thủy ngân, nhiễm chất độc hại.
- Nên uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống ngọt hoặc có ga
- Nên ăn đều và có bữa phụ, tránh bỏ bữa hoặc ăn kiêng
- Bổ sung vitamin D từ thức ăn, đặc biệt là mùa đông  

Hoạt động trước tháng sinh nở
1 .Đi bộ Đi bộ có thể giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn. Các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp mang lại khoảng thời gian lâm bồn ít hơn vì nó thực sự có thể giúp tăng khả năng chịu đựng của bạn khi luyện tập một cách thường xuyên.
2 .Đứng lên ngồi xuống Ngồi xổm là một cách tốt để tập cho đùi và cơ xương chậu hoạt động hiệu quả trong lúc sinh vì nó tăng cường cơ bắp đùi và kéo dài xương chậu của bạn.
3 .Phương pháp Kegel Các bài thể dục Kegel được thiết kế cho phần cơ vùng xương chậu của bạn, đó là phần cơ xung quang niệu đạo, bang quang, trực tràng và tử cung. Khi thực hiện thường xuyên, nó có thể giúp tăng cường cơ bắp sàn khung chậu của bạn. Những bài viết đến sức khỏe mẹ bầu như chăm sóc phụ nữ sau sinh , dinh dưỡng cho mẹ sau kỳ sinh đẻ dành cho bạn.

Phải thừa nhận rằng trong 3 lần sinh nở, lần sinh bé trai đầu lòng là kỷ niệm nhớ đời nhất của tôi. Tôi tuân thủ mọi điều sách vở dạy chế độ ăn bổ dưỡng, luôn giữ sức khỏe, không hề đụng đến giọt cà phê nào, và không tăng cân quá mức (những lần mang thai sau tôi đều bỏ qua hết!). Vào tuần thứ 16, bác sĩ hỏi tôi có muốn biết giới tính thai nhi không. Vốn là người hay tò mò, đương nhiên là tôi muốn biết. Một bé gái!!! Thực lòng mà nói, tôi không quan trọng lắm về chuyện này, chỉ cần em bé khỏe mạnh là đủ. Tuy nhiên càng ngày tôi càng ý thức rõ mình có một đứa con gái mỗi khi tưởng tượng cảnh hai mẹ con sẽ cùng nhau đi mua sắm đồ sơ sinh.



Vào tối Chủ nhật, chúng tôi ra ngoài ăn tối cùng vài người bạn. Tôi đã chuẩn bị đồ sơ sinh cần mang vào bệnh viện để trong xe, ai cũng trêu tôi về sự lo xa này. Bữa tối diễn ra yên ổn, sau đó chúng tôi trở về nhà. Thời điểm này, chỉ có những ai đã từng mang thai mới hiểu được rằng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối, bạn sẽ cảm thấy giống như bạn mượn cơ thể của ai khác vậy. Bạn có một cái bụng to kềnh càng, không thể bước đi nhanh nhẹn, và bạn cần phải đi vào toilet 5 phút một lần, bạn dễ thay đổi tâm tính, không thể ngủ cho ra hồn, bạn thức dậy bất chợt nhiều lần trong 1 đêm, v.v…

Và, vào lúc 3 giờ sáng ngày thứ Hai, 19 tháng Hai, tôi thức giấc vì một vũng nước trên giường. Ôi tệ thật, tôi thầm nghĩ. Giờ đây tôi thậm chí còn không thể kiểm soát được bản thân mình nữa! Thật là chán nản (và cả một chút xấu hổ), tôi nặng nề đi vào nhà tắm và nhanh chóng nhận ra mình đã bị vỡ nước ối, một dấu hiệu sắp sinh cho tôi biết đến lúc sinh rồi. Một cảm giác bình tĩnh lạ lùng xâm chiếm và tôi ung dung tắm rửa, thay quần áo rồi đánh thức chồng để hỏi xem anh ấy có vui lòng đưa tôi đến bệnh viện không. Tôi chưa từng thấy người nào chuẩn bị sẵn sàng nhanh như anh lúc đó – 10 phút sau chúng tôi đã ở trong xe phóng tới bệnh viện. Về sau nghĩ lại, thực ra lúc đó chúng tôi vẫn kịp dừng lại để ăn nhẹ và uống cà phê dọc đường, nhưng vì là lần đầu tiên làm cha mẹ, chúng tôi đã cảm thấy lo sợ vô cùng.

Vào lúc 7g sáng, bác sĩ của tôi đến và tôi cảm thấy nhẹ nhõm một chút. Vẫn chưa có cơn co bóp dạ con nào nên bác sĩ chỉ định truyền thuốc kích thích chuyển dạ. Sau khi cơn co bóp đầu tiên xuất hiện, tôi không chịu đựng nổi cơn đau và gọi y tá yêu cầu bác sĩ mang ống tiêm đến THẬT NHANH. Tôi sẽ không thể sinh được nếu không có sự trợ giúp. Tôi biết là mình đã đầu hàng quá sớm nhưng hãy thử nghĩ xem, y học hiện đại là một điều kỳ diệu và nếu bạn không cần phải nếm trải cơn đau, thì tại sao lại không bỏ nó đi chứ!Tôi gần như thay đổi ý định khi nhìn thấy kim tiêm nhưng cơn đau đẻ đã nhanh chóng lấn chiếm cơ thể tôi, và trước khi biết đến nó thì thuốc gây tê ngoài màng cứng đã bắt đầu có tác dụng.

Chồng tôi, một người không hề hứng thú phải chứng kiến cảnh sinh nở bởi nó có khả năng khiến anh ấy ngất xỉu vì nhìn thấy máu, đã đứng chết lặng. Anh ấy theo dõi không sót 1 giây phút nào cơn chuyển dạ của tôi, và bị mê hoặc bởi những phép màu vừa xảy ra; đến nỗi quên mất nhiệm vụ giúp tôi hít thở. Sau 15 phút thở hổn hển và rặn, cộng với sự trợ giúp rạch âm đạo và kẹp pho xép, bác sĩ thông báo tôi đã có một bé trai khỏe mạnh nặng 3,4kg!!! Một bé trai chưa được đặt tên trong vài giờ đồng hồ đầu đời, bởi vì chúng tôi đã không hề nghĩ đến một cái tên con trai nào cả. Bé xinh đẹp và hoàn hảo. Bé chỉ khóc 1 chút lúc vừa chào đời, sau đó rất ngoan và nhanh chóng được đưa đi tắm rửa.

Trong 11 năm qua, Ryan chưa từng gây cho tôi rắc rối nào. và luôn đạt các cột mốc phát triển kỹ năng. Con lớn lên trở thành một cậu bé tình cảm, biết yêu thương và luôn ngoan ngoãn, mặc dù có một bà mẹ hơi ảo tưởng và bảo vệ con quá mức.

Phương pháp cảm ứng
Nếu nhận thấy sức khỏe của bạn hay của thai nhi bị đe dọa, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng phương pháp giục sinh. Sau tuần 41, nhau thai bắt đầu giảm tác dụng và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi khi không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho bé.

Nếu dạ con không co bóp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc oxytocin qua đường truyền tĩnh mạch để kích thích cơn chuyển dạ. Tác dụng của nội tiết tố tổng hợp này là để thay thế cho lượng nội tiết tố vốn được cơ thể tự tạo ra trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Có thể bạn sẽ phải truyền thuốc liên tục trong suốt thời gian sinh, vậy nên hãy trao đổi với nhân viên y tế để được thoải mái vận động để có thể chủ động đối phó với cơn đau do chuyển dạ gây ra.

Nếu quá trình chuyển dạ diễn ra chậm, hoặc cơn co bóp dạ con bỗng nhiên dừng lại thì có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng nội tiết tố oxytocin, được truyền nhỏ giọt, để giúp dạ con co bóp nhanh hơn, hoặc bắt đầu cơn chuyển dạ mới. Thuốc này thường sẽ có tác dụng co bóp mạnh, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.

Một phương pháp đầu tiên để giục sinh được sử dụng phổ biến là chất gel Prostaglandin. Chất này được bôi vào âm đạo và có tác dụng giúp cổ tử cung mềm ra, bắt đầu quá trình giãn nở. Nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn đến bệnhviện vào buổi tối để được bôi chất gel này vào âm đạo, sau đó thường là bạn sẽ được về nhà, và chờ đợi ca sinh nở bắt đầu.

Những dấu hiệu khởi phát chuyển dạ

Phải thừa nhận rằng trong 3 lần sinh nở, lần sinh bé trai đầu lòng là kỷ niệm nhớ đời nhất của tôi. Tôi tuân thủ mọi điều sách vở dạy chế độ ăn bổ dưỡng, luôn giữ sức khỏe, không hề đụng đến giọt cà phê nào, và không tăng cân quá mức (những lần mang thai sau tôi đều bỏ qua hết!). Vào tuần thứ 16, bác sĩ hỏi tôi có muốn biết giới tính thai nhi không. Vốn là người hay tò mò, đương nhiên là tôi muốn biết. Một bé gái!!! Thực lòng mà nói, tôi không quan trọng lắm về chuyện này, chỉ cần em bé khỏe mạnh là đủ. Tuy nhiên càng ngày tôi càng ý thức rõ mình có một đứa con gái mỗi khi tưởng tượng cảnh hai mẹ con sẽ cùng nhau đi mua sắm đồ sơ sinh.



Vào tối Chủ nhật, chúng tôi ra ngoài ăn tối cùng vài người bạn. Tôi đã chuẩn bị đồ sơ sinh cần mang vào bệnh viện để trong xe, ai cũng trêu tôi về sự lo xa này. Bữa tối diễn ra yên ổn, sau đó chúng tôi trở về nhà. Thời điểm này, chỉ có những ai đã từng mang thai mới hiểu được rằng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối, bạn sẽ cảm thấy giống như bạn mượn cơ thể của ai khác vậy. Bạn có một cái bụng to kềnh càng, không thể bước đi nhanh nhẹn, và bạn cần phải đi vào toilet 5 phút một lần, bạn dễ thay đổi tâm tính, không thể ngủ cho ra hồn, bạn thức dậy bất chợt nhiều lần trong 1 đêm, v.v…

Và, vào lúc 3 giờ sáng ngày thứ Hai, 19 tháng Hai, tôi thức giấc vì một vũng nước trên giường. Ôi tệ thật, tôi thầm nghĩ. Giờ đây tôi thậm chí còn không thể kiểm soát được bản thân mình nữa! Thật là chán nản (và cả một chút xấu hổ), tôi nặng nề đi vào nhà tắm và nhanh chóng nhận ra mình đã bị vỡ nước ối, một dấu hiệu sắp sinh cho tôi biết đến lúc sinh rồi. Một cảm giác bình tĩnh lạ lùng xâm chiếm và tôi ung dung tắm rửa, thay quần áo rồi đánh thức chồng để hỏi xem anh ấy có vui lòng đưa tôi đến bệnh viện không. Tôi chưa từng thấy người nào chuẩn bị sẵn sàng nhanh như anh lúc đó – 10 phút sau chúng tôi đã ở trong xe phóng tới bệnh viện. Về sau nghĩ lại, thực ra lúc đó chúng tôi vẫn kịp dừng lại để ăn nhẹ và uống cà phê dọc đường, nhưng vì là lần đầu tiên làm cha mẹ, chúng tôi đã cảm thấy lo sợ vô cùng.

Vào lúc 7g sáng, bác sĩ của tôi đến và tôi cảm thấy nhẹ nhõm một chút. Vẫn chưa có cơn co bóp dạ con nào nên bác sĩ chỉ định truyền thuốc kích thích chuyển dạ. Sau khi cơn co bóp đầu tiên xuất hiện, tôi không chịu đựng nổi cơn đau và gọi y tá yêu cầu bác sĩ mang ống tiêm đến THẬT NHANH. Tôi sẽ không thể sinh được nếu không có sự trợ giúp. Tôi biết là mình đã đầu hàng quá sớm nhưng hãy thử nghĩ xem, y học hiện đại là một điều kỳ diệu và nếu bạn không cần phải nếm trải cơn đau, thì tại sao lại không bỏ nó đi chứ!Tôi gần như thay đổi ý định khi nhìn thấy kim tiêm nhưng cơn đau đẻ đã nhanh chóng lấn chiếm cơ thể tôi, và trước khi biết đến nó thì thuốc gây tê ngoài màng cứng đã bắt đầu có tác dụng.

Chồng tôi, một người không hề hứng thú phải chứng kiến cảnh sinh nở bởi nó có khả năng khiến anh ấy ngất xỉu vì nhìn thấy máu, đã đứng chết lặng. Anh ấy theo dõi không sót 1 giây phút nào cơn chuyển dạ của tôi, và bị mê hoặc bởi những phép màu vừa xảy ra; đến nỗi quên mất nhiệm vụ giúp tôi hít thở. Sau 15 phút thở hổn hển và rặn, cộng với sự trợ giúp rạch âm đạo và kẹp pho xép, bác sĩ thông báo tôi đã có một bé trai khỏe mạnh nặng 3,4kg!!! Một bé trai chưa được đặt tên trong vài giờ đồng hồ đầu đời, bởi vì chúng tôi đã không hề nghĩ đến một cái tên con trai nào cả. Bé xinh đẹp và hoàn hảo. Bé chỉ khóc 1 chút lúc vừa chào đời, sau đó rất ngoan và nhanh chóng được đưa đi tắm rửa.

Trong 11 năm qua, Ryan chưa từng gây cho tôi rắc rối nào. và luôn đạt các cột mốc phát triển kỹ năng. Con lớn lên trở thành một cậu bé tình cảm, biết yêu thương và luôn ngoan ngoãn, mặc dù có một bà mẹ hơi ảo tưởng và bảo vệ con quá mức.

Phương pháp cảm ứng
Nếu nhận thấy sức khỏe của bạn hay của thai nhi bị đe dọa, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng phương pháp giục sinh. Sau tuần 41, nhau thai bắt đầu giảm tác dụng và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi khi không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho bé.

Nếu dạ con không co bóp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc oxytocin qua đường truyền tĩnh mạch để kích thích cơn chuyển dạ. Tác dụng của nội tiết tố tổng hợp này là để thay thế cho lượng nội tiết tố vốn được cơ thể tự tạo ra trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Có thể bạn sẽ phải truyền thuốc liên tục trong suốt thời gian sinh, vậy nên hãy trao đổi với nhân viên y tế để được thoải mái vận động để có thể chủ động đối phó với cơn đau do chuyển dạ gây ra.

Nếu quá trình chuyển dạ diễn ra chậm, hoặc cơn co bóp dạ con bỗng nhiên dừng lại thì có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng nội tiết tố oxytocin, được truyền nhỏ giọt, để giúp dạ con co bóp nhanh hơn, hoặc bắt đầu cơn chuyển dạ mới. Thuốc này thường sẽ có tác dụng co bóp mạnh, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.

Một phương pháp đầu tiên để giục sinh được sử dụng phổ biến là chất gel Prostaglandin. Chất này được bôi vào âm đạo và có tác dụng giúp cổ tử cung mềm ra, bắt đầu quá trình giãn nở. Nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn đến bệnhviện vào buổi tối để được bôi chất gel này vào âm đạo, sau đó thường là bạn sẽ được về nhà, và chờ đợi ca sinh nở bắt đầu.


Khoảnh khắc thực sự làm các mẹ bầu háo hức, mong chờ là đi mua sắm đồ để chào đón thiên thần bé nhỏ. Đây là lần đầu tiên bạn mang thai và đang rất lung túng trong việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé. Những mách nước dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trong hành trình làm mẹ hãy chuẩn bị trước khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh mẹ nhé .



Đồ cho trẻ sơ sinh:

- 1 hộp khăn ướt dành cho bé.
- 1 hộp tã giấy dành cho bé.
- 1 gói bông y tế tiệt trùng.
- 1 hộp băng rốn.
- 1 hộp sữa cho trẻ sơ sinh.
- 1 bình pha sữa và dụng cụ tiệt trùng.
- 20 chiếc tã dùng hàng ngày.
- Bao tay, bao chân
- Vài chiếc túi nhỏ để gói đồ bẩn.
- 2 chiếc tã bông hoặc tã nỉ loại trung bình.
- 1 chăn dầy to để quấn bé nếu trời lạnh.
- 1 chăn lông to để đắp cho bé.
- 1 gối dành cho bé.
- 4 áo sơ sinh
- 2 khăn mềm dùng để thấm khô cho bé sau khi tắm.
- 2 khăn bao đầu cho bé sau khi gội đầu.
- 1 hộp dầu tắm, gội đầu dành cho bé.
- 4 chiếc mũ, trong đó 2 mũ thóp và 2 mũ mỏng có dây buộc, nếu trời rét cần mang theo 1 mũ len.
- 2 đôi bao tay, 5 đôi tất chân.
- 1 tã cao su chống thấm.
- 10 chiếc khăn xô loại nhỏ dùng làm khăn mặt, khăn ăn cho bé.
- 1 khăn choàng to để quấn bé khi được về nhà.
- Tiền, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có), sổ khám thai định kỳ.

Sắm đồ sơ sinh các mẹ cần lưu ý những điều sau :

- Quần áo cho trẻ sơ sinh: Đối với quần áo sơ sinh nên chọn mua loại bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, có đường may lộn ra ngoài để không làm ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé và áo có nút cài trước ngực hoặc có dây buộc một bên sườn để cho bé được ấm ngực là phù hợp. Áo này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, bạn nhớ chọn từ số 01 đến số 03. Mỗi loại tầm 5 chiếc.

- Áo ấm cũng cần thiết cho bé, vì khi ra khỏi cơ thể mẹ, bé sẽ bị lạnh hơn, do đó bạn cũng có thể mua loại áo dày để giữ ấm cho bé, không nên mua áo bằng chất liệu len, vì những sợ len li ti có thể bay vào mũi, cổ họng và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé. Bên cạnh đó là Mũ thóp (5 cái); Gối nằm (2 cái) và Bộ chặn vỏ đỗ.

- Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho con ngậm quá nhiều vì có thể gây chứng nghiện ngậm ti giả nhé.

Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.

- Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương…Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.

- Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng.

- Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm.

- Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.

- Tã lót: Cái này tùy thuộc vào cách chăm trẻ sơ sinh của mỗi nhà nhưng như nhà mình thì không dùng đến tã chéo hay tã vuông vì ngày mới sinh con mặc đồ của bệnh viện còn từ khi về nhà, cô y tá tắm cho bé bảo cho con mặc quần áo cho thoải mái. Vậy là mình chẳng dùng đến cái tã nào. Tuy nhiên, để yên tâm, các mẹ có thể mua tầm 10-20 cái, phòng khi dùng đến.

Kinh nghiệm cho mẹ khi sắm đồ sơ sinh

Khoảnh khắc thực sự làm các mẹ bầu háo hức, mong chờ là đi mua sắm đồ để chào đón thiên thần bé nhỏ. Đây là lần đầu tiên bạn mang thai và đang rất lung túng trong việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé. Những mách nước dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trong hành trình làm mẹ hãy chuẩn bị trước khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh mẹ nhé .



Đồ cho trẻ sơ sinh:

- 1 hộp khăn ướt dành cho bé.
- 1 hộp tã giấy dành cho bé.
- 1 gói bông y tế tiệt trùng.
- 1 hộp băng rốn.
- 1 hộp sữa cho trẻ sơ sinh.
- 1 bình pha sữa và dụng cụ tiệt trùng.
- 20 chiếc tã dùng hàng ngày.
- Bao tay, bao chân
- Vài chiếc túi nhỏ để gói đồ bẩn.
- 2 chiếc tã bông hoặc tã nỉ loại trung bình.
- 1 chăn dầy to để quấn bé nếu trời lạnh.
- 1 chăn lông to để đắp cho bé.
- 1 gối dành cho bé.
- 4 áo sơ sinh
- 2 khăn mềm dùng để thấm khô cho bé sau khi tắm.
- 2 khăn bao đầu cho bé sau khi gội đầu.
- 1 hộp dầu tắm, gội đầu dành cho bé.
- 4 chiếc mũ, trong đó 2 mũ thóp và 2 mũ mỏng có dây buộc, nếu trời rét cần mang theo 1 mũ len.
- 2 đôi bao tay, 5 đôi tất chân.
- 1 tã cao su chống thấm.
- 10 chiếc khăn xô loại nhỏ dùng làm khăn mặt, khăn ăn cho bé.
- 1 khăn choàng to để quấn bé khi được về nhà.
- Tiền, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có), sổ khám thai định kỳ.

Sắm đồ sơ sinh các mẹ cần lưu ý những điều sau :

- Quần áo cho trẻ sơ sinh: Đối với quần áo sơ sinh nên chọn mua loại bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi, có đường may lộn ra ngoài để không làm ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé và áo có nút cài trước ngực hoặc có dây buộc một bên sườn để cho bé được ấm ngực là phù hợp. Áo này có rất nhiều kích cỡ khác nhau, bạn nhớ chọn từ số 01 đến số 03. Mỗi loại tầm 5 chiếc.

- Áo ấm cũng cần thiết cho bé, vì khi ra khỏi cơ thể mẹ, bé sẽ bị lạnh hơn, do đó bạn cũng có thể mua loại áo dày để giữ ấm cho bé, không nên mua áo bằng chất liệu len, vì những sợ len li ti có thể bay vào mũi, cổ họng và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của bé. Bên cạnh đó là Mũ thóp (5 cái); Gối nằm (2 cái) và Bộ chặn vỏ đỗ.

- Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho con ngậm quá nhiều vì có thể gây chứng nghiện ngậm ti giả nhé.

Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.

- Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương…Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.

- Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng.

- Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm.

- Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.

- Tã lót: Cái này tùy thuộc vào cách chăm trẻ sơ sinh của mỗi nhà nhưng như nhà mình thì không dùng đến tã chéo hay tã vuông vì ngày mới sinh con mặc đồ của bệnh viện còn từ khi về nhà, cô y tá tắm cho bé bảo cho con mặc quần áo cho thoải mái. Vậy là mình chẳng dùng đến cái tã nào. Tuy nhiên, để yên tâm, các mẹ có thể mua tầm 10-20 cái, phòng khi dùng đến.

3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách chăm sóc em bé , học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh , chuẩn bị đồ sơ sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ , sức khỏe được chăm sóc sau sinh của mẹ bầu




Dấu hiệu sắp sinh của bà bầu

- Đi tiểu thường xuyên. Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Các mẹ bầu nhớ là không nên nhịn tiểu, vì điều đó không chỉ làm các mẹ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi .

- Bụng bầu hạ thấp xuống. Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống. Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Nếu đây là lần sinh đầu tiên thì dấu hiệu bụng bầu bị hạ xuống thường xuất hiện trước ngày sinh thật từ 2-4 tuần.

- Bỗng dưng giảm cân . Trước ngày sinh, nhiều người mẹ có thể bị sút cân từ 1-2 kg. Đây là cách cơ thể mẹ thích nghi với quá trình “lâm bồn” tự nhiên vì trước khi sinh, cơ thể mẹ cần linh hoạt và gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên dấu hiệu này thường chỉ xảy ra với 1 số mẹ bầu.

- Đau lưng, phù nề. Thời điểm sắp sinh, các mẹ thường xuyên gặp phải những cảm giác khó chịu ở lưng dưới. Đây là những cảm giác được gây ra bơỉlúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới, tạo ra áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức.

- Ra “máu hồng”: Trước khi sinh một thời gian, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng như máu hoặc chất nhờn màu vàng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi sinh một ngày, hoặc vài ngày thậm chí vài tuần. Bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình khi thấy dấu hiệu này nhé!

- Vỡ nước ối: thai nhi trong bụng bạn được nằm trong bọc nước ối. Khi chuyển dạ, màng thai rách ra dẫn đến nước ối chảy ra ngoài. Sau khi vỡ nước ối khoảng 24 tiếng đồng hồ thì bạn sẽ sinh con. Nhưng nếu như nước ối vỡ sớm thì có thể nguy hiểm đến thai nhi.

- Các cơn co thắt: Bạn có thể cảm thấy những co thắt nhẹ cộng thêm hiện tượng đau lưng. Hãy ghi lại thời gian các cơn co thắt, độ dài của mỗi cơn và tần suất xuất hiện của chúng. Nếu như các cơn co thắt kéo dài và dồn dập hơn, nghĩa là thời điểm sinh con của bạn sắp tới đấy.

Chuẩn bị đồ sơ sinh

– Mũ thóp: 2 cái;
– Mũ mềm: 2 cái;
– Bao tay, bao chân: 5 bộ;
– Gối vỏ đỗ: 1 bộ, gồm 1 cái gối đầu và 2 cái gối chặn;
– Khăn mặt xô: 10 cái;
– Khăn mặt bong: 10 cái;
– Chăn mỏng đắp cho bé hoặc ủ bé lúc mang bé về nhà: 1 cái;
– Tả giấy sơ sinh: 1 gói;
– Khăn giấy ướt: 1 hộp;
– Sữa cho trẻ sơ sinh (cho bé dùng khi mẹ chưa có sữa): 1 hộp 400g;
– Bình sữa 60ml: 1 bình;
– Cốc, thìa nhỏ: 1 bộ;
– Bình cách nhiệt to (dùng để tiệt trùng sữa): 1 cái;
– Kem chống hăm cho bé: 1 hộp;
– Thuốc nhỏ mắt, mũi sơ sinh: : 1 lọ (Natri Clorid 0,9%);
– Băng rốn: 1 túi;
– Áo sơ sinh để mặc lúc mang bé về nhà: 1 cái;
– Áo len mỏng cài khuy, mặc cho bé nếu trời gió lạnh: 1 cái;
– Tã chéo: 2 cái.

Những dấu hiệu bà bầu sắp sinh

3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách chăm sóc em bé , học cách phát hiện những dấu hiệu sắp sinh , chuẩn bị đồ sơ sinh và tìm hiểu những thông tin về sinh mổ , sức khỏe được chăm sóc sau sinh của mẹ bầu




Dấu hiệu sắp sinh của bà bầu

- Đi tiểu thường xuyên. Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Các mẹ bầu nhớ là không nên nhịn tiểu, vì điều đó không chỉ làm các mẹ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi .

- Bụng bầu hạ thấp xuống. Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống. Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Nếu đây là lần sinh đầu tiên thì dấu hiệu bụng bầu bị hạ xuống thường xuất hiện trước ngày sinh thật từ 2-4 tuần.

- Bỗng dưng giảm cân . Trước ngày sinh, nhiều người mẹ có thể bị sút cân từ 1-2 kg. Đây là cách cơ thể mẹ thích nghi với quá trình “lâm bồn” tự nhiên vì trước khi sinh, cơ thể mẹ cần linh hoạt và gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên dấu hiệu này thường chỉ xảy ra với 1 số mẹ bầu.

- Đau lưng, phù nề. Thời điểm sắp sinh, các mẹ thường xuyên gặp phải những cảm giác khó chịu ở lưng dưới. Đây là những cảm giác được gây ra bơỉlúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới, tạo ra áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức.

- Ra “máu hồng”: Trước khi sinh một thời gian, âm đạo của thai phụ thường chảy ra chất màu hồng như máu hoặc chất nhờn màu vàng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi sinh một ngày, hoặc vài ngày thậm chí vài tuần. Bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ của mình khi thấy dấu hiệu này nhé!

- Vỡ nước ối: thai nhi trong bụng bạn được nằm trong bọc nước ối. Khi chuyển dạ, màng thai rách ra dẫn đến nước ối chảy ra ngoài. Sau khi vỡ nước ối khoảng 24 tiếng đồng hồ thì bạn sẽ sinh con. Nhưng nếu như nước ối vỡ sớm thì có thể nguy hiểm đến thai nhi.

- Các cơn co thắt: Bạn có thể cảm thấy những co thắt nhẹ cộng thêm hiện tượng đau lưng. Hãy ghi lại thời gian các cơn co thắt, độ dài của mỗi cơn và tần suất xuất hiện của chúng. Nếu như các cơn co thắt kéo dài và dồn dập hơn, nghĩa là thời điểm sinh con của bạn sắp tới đấy.

Chuẩn bị đồ sơ sinh

– Mũ thóp: 2 cái;
– Mũ mềm: 2 cái;
– Bao tay, bao chân: 5 bộ;
– Gối vỏ đỗ: 1 bộ, gồm 1 cái gối đầu và 2 cái gối chặn;
– Khăn mặt xô: 10 cái;
– Khăn mặt bong: 10 cái;
– Chăn mỏng đắp cho bé hoặc ủ bé lúc mang bé về nhà: 1 cái;
– Tả giấy sơ sinh: 1 gói;
– Khăn giấy ướt: 1 hộp;
– Sữa cho trẻ sơ sinh (cho bé dùng khi mẹ chưa có sữa): 1 hộp 400g;
– Bình sữa 60ml: 1 bình;
– Cốc, thìa nhỏ: 1 bộ;
– Bình cách nhiệt to (dùng để tiệt trùng sữa): 1 cái;
– Kem chống hăm cho bé: 1 hộp;
– Thuốc nhỏ mắt, mũi sơ sinh: : 1 lọ (Natri Clorid 0,9%);
– Băng rốn: 1 túi;
– Áo sơ sinh để mặc lúc mang bé về nhà: 1 cái;
– Áo len mỏng cài khuy, mặc cho bé nếu trời gió lạnh: 1 cái;
– Tã chéo: 2 cái.

dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; salad nga; dấu hiệu nhận biết có thai; giới tính thai nhi; nấm đùi gà; nấm đùi gà; chăm sóc thai nhi; chăm sóc thai nhi; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; sinh con; mang thai; thụ thai; thai nhi tuan 2; thai nhi tuan 3; sự hình thành thai nhi; thai nhi tuần 5; thai nhi tuần 4; thai nhi tuần 29; chuan bi tam ly truoc khi sinh; thai nhi 32 tuan; thai nhi 33 tuan; thai nhi 30 tuan; thai nhi 34 tuan; thai nhi 36 tuan; thai nhi 31 tuan; cham soc thai nhi; thai nhi 27 tuan; thai nhi 28 tuan; thai nhi 35 tuan; thai nhi 24 tuan; dấu hiệu sắp sinh; giới tính thai nhi; thực đơn cho bà bầu; chăm sóc thai nhi; mang thai thang thu 1; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 2; mang thai thang thu 3; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 5; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 7; mang thai thang thu 9; mang thai thang thu 8; mang thai 3 thang cuoi; mang thai tuan 3; mang thai tuan 5; mang thai tuan 2; mang thai ngoai tu cung; cháo cá lóc; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; nui xào bò; tập cho bé bú bình; nấm đùi gà; chăm sóc sau sinh; sắm đồ sơ sinh; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; nấm đùi gà; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 2; an gi khi mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; dau hieu co thai; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; giới tính thai nhi; gà ác tiềm thuốc bắc; cham soc thai nhi; cham soc thai nhi; chuẩn bị đồ sơ sinh; nấm đùi gà; dấu hiệu nhận biết có thai; cham soc thai ky; mang thai lan dau; nấm đùi gà; gà ác tiềm thuốc bắc; dấu hiệu sắp sinh; đoán giới tính thai nhi; thai nhi tuan 4; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu sắp sinh; cham soc thai nhi; mang thai thang thu 6; dấu hiệu sắp sinh; triệu chứng có thai; mang thai thang thu 6; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; dau hieu co thai; dau hieu mang thai; mang thai 3 thang dau; triệu chứng mang thai; đoán giới tính thai nhi; chăm sóc phụ nữ sau sinh; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu nhận biết có thai; chăm sóc thai nhi; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; thai nhi thang thu 9; thai nhi thang thu 7; thai nhi thang thu 5; cháo lươn; thai nhi thang thu 8; chăm sóc sau sinh; thai nhi thang thu 6; thai nhi thang thu 3; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; cách nhận biết có thai; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; mang thai thang dau; mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu sắp sinh; dấu hiệu sắp sinh; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang thu 6; sự hình thành thai nhi; triệu chứng mang thai; dấu hiệu mang thai; mang thai thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; dấu hiệu mang thai; dấu hiệu có thai; phát triển kỹ năng; triệu chứng mang thai; dấu hiệu có thai;