background img

Dấu hiệu có thai và Chăm sóc thai kỳ

Showing posts with label cham soc thai ky. Show all posts
Showing posts with label cham soc thai ky. Show all posts
Theo các sách y học, quá trình sinh con  gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Sắp tới ngày sinh nở, các bà mẹ thật rất háo hức mong chờ sự ra đời của đứa con trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây sẽ báo cho mẹ biết thời khắc em bé sắp chào đời để mẹ chuẩn bị tâm lý trước khi sinh.



Trước khi chuyển dạ
Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, ngay trước khi đứa trẻ ra đời, nội tiết tố sẽ tiết ra giúp cơ thể bạn thích nghi và sẵn sàng chuẩn bị sinh nở. Mỗi sản phụ có trải nghiệm và cảm giác khác nhau ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn. Có một vài dấu hiệu sắp sinh chung sẽ xảy ra trong vài ngày hay vài tuần hay thậm chí là vài giờ khi kì sinh sắp đến. Nhiều bà bầu có thể không để ý các dấu hiệu này.

Đau co tử cung
Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả. Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Tiêu chảy
Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy. Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cơn co chuyển dạ
Phần lớn phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của bạn, dù là lần sinh đầu tiên hay là cổ tử cung đã mở. Yếu tố song hành nữa là khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế. Tốt nhất, bạn nên gọi cho bác sĩ của mình. Nếu đây là cơn co đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi các cơn co kéo dài chừng 5 phút mỗi lần. Thế nhưng, cần chắc rằng bạn đã tới ngày sinh dự kiến. Nếu không phải là lần chuyển dạ đầu tiên, bạn nên gọi cho bác sĩ khi các cơn co cách nhau từ 10 - 15 phút. Nói chung, lần chuyển dạ thứ 2 có xu hướng bằng một nửa thời gian so với lần đầu, nên bạn sẽ có ít thời gian hơn để đến bệnh viện.

Tiết chất nhờn âm đạo
Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài. Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.

Vỡ ối
Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu sắp sinh chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Tới đây, chắc chắn bạn đã phải chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ và bất kỳ lúc nào cơn đau chuyển dạ tới là có thể nhanh chóng đi sinh. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông!

Dấu hiệu bà bầu chuyển dạ sắp sinh

Theo các sách y học, quá trình sinh con  gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung giãn rộng ra. Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài. Sắp tới ngày sinh nở, các bà mẹ thật rất háo hức mong chờ sự ra đời của đứa con trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây sẽ báo cho mẹ biết thời khắc em bé sắp chào đời để mẹ chuẩn bị tâm lý trước khi sinh.



Trước khi chuyển dạ
Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, ngay trước khi đứa trẻ ra đời, nội tiết tố sẽ tiết ra giúp cơ thể bạn thích nghi và sẵn sàng chuẩn bị sinh nở. Mỗi sản phụ có trải nghiệm và cảm giác khác nhau ở giai đoạn tiền sản và khi lâm bồn. Có một vài dấu hiệu sắp sinh chung sẽ xảy ra trong vài ngày hay vài tuần hay thậm chí là vài giờ khi kì sinh sắp đến. Nhiều bà bầu có thể không để ý các dấu hiệu này.

Đau co tử cung
Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả. Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Tiêu chảy
Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy. Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Cơn co chuyển dạ
Phần lớn phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của bạn, dù là lần sinh đầu tiên hay là cổ tử cung đã mở. Yếu tố song hành nữa là khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế. Tốt nhất, bạn nên gọi cho bác sĩ của mình. Nếu đây là cơn co đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi các cơn co kéo dài chừng 5 phút mỗi lần. Thế nhưng, cần chắc rằng bạn đã tới ngày sinh dự kiến. Nếu không phải là lần chuyển dạ đầu tiên, bạn nên gọi cho bác sĩ khi các cơn co cách nhau từ 10 - 15 phút. Nói chung, lần chuyển dạ thứ 2 có xu hướng bằng một nửa thời gian so với lần đầu, nên bạn sẽ có ít thời gian hơn để đến bệnh viện.

Tiết chất nhờn âm đạo
Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài. Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: Dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.

Vỡ ối
Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu sắp sinh chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Tới đây, chắc chắn bạn đã phải chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ và bất kỳ lúc nào cơn đau chuyển dạ tới là có thể nhanh chóng đi sinh. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông!


Thai nhi 34 tuần - Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi.



Những thay đổi sinh lý của bạn trong tuần này
Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì này. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.

Từ giờ cho đến khi có dấu hiệu sắp sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Những thay đổi tâm lý tuần 34
Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.
Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Những thay đổi của em bé trong tuần này
Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần thai 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Mang thai 34 tuần - những điều cần biết

Thai nhi 34 tuần - Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi.



Những thay đổi sinh lý của bạn trong tuần này
Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì này. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Hãy làm quen với việc đi vệ sinh vài lần một đêm đi bạn nhé. Tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi bạn mang thai được 34 tuần thì bạn sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.

Từ giờ cho đến khi có dấu hiệu sắp sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Những thay đổi tâm lý tuần 34
Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.
Nếu bạn đã có con, thì có khi bạn lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Bạn vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp, và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Khi có một thời hạn cụ thể thì chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà chúng ta có thể làm. Nhưng nhớ một điều rằng, bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy phân công mấy việc vặt cho mấy đứa lớn nhà bạn, và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể, thế nên hãy thử làm một danh sách những việc mà cả hai bạn sẽ cùng làm trong những tuần cuối này.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Những thay đổi của em bé trong tuần này
Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần thai 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Mang thai là một giai đoạn thay đổi rất nhiều về cơ thể của người phụ nữ từ khi có những dấu hiệu có thai đầu tiên. Luôn luôn có những thắc mắc, những lo lắng mới được đặt ra để có được một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất. Dinh dưỡng trong thai kỳ là một vấn đề không bao giờ là cũ. Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Thực phẩm nào giúp thai nhi phát triển tốt nhất? Nên kiêng cữ những gì khi mang thai…? Để trả lời cho một trong số những câu hỏi trên, dưới đây là một số các loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh trong thai kỳ.



Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.

Rượu, đồ uống có gas: Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

Cafe: Trong thời gian mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai. Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Các loại cá có chứa thủy ngân: Như cá ngừ, cá mập, cá kiếm,…. Mẹ bầu cũng nên tránh xa vì hàm lượng thủy ngân trong cá sẽ gây ra những tổn hại đến hệ thần kinh của thai nhi.

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ sẩy thai mẹ bầu cần tránh: Đu đủ xanh, cua, ba ba, dứa, rau sam, táo mèo, đồ uống có chứa caffein, gan động vật,…. Những thực phẩm này sẽ gây ra sự co bóp mạnh ở tử cung và những ảnh hưởng khác làm tăng nguy cơ sẩy thai rất nguy hiểm nên mẹ bầu cần tuyệt đối tránh dưới mọi hình thức nhé.

Trên đây là các loại thực phẩm bà bầu cần tham khảo để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai nhi và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!

Những thực phẩm bà bầu cần tránh

Mang thai là một giai đoạn thay đổi rất nhiều về cơ thể của người phụ nữ từ khi có những dấu hiệu có thai đầu tiên. Luôn luôn có những thắc mắc, những lo lắng mới được đặt ra để có được một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất. Dinh dưỡng trong thai kỳ là một vấn đề không bao giờ là cũ. Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Thực phẩm nào giúp thai nhi phát triển tốt nhất? Nên kiêng cữ những gì khi mang thai…? Để trả lời cho một trong số những câu hỏi trên, dưới đây là một số các loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh trong thai kỳ.



Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.

Rượu, đồ uống có gas: Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

Cafe: Trong thời gian mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai. Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Các loại cá có chứa thủy ngân: Như cá ngừ, cá mập, cá kiếm,…. Mẹ bầu cũng nên tránh xa vì hàm lượng thủy ngân trong cá sẽ gây ra những tổn hại đến hệ thần kinh của thai nhi.

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ sẩy thai mẹ bầu cần tránh: Đu đủ xanh, cua, ba ba, dứa, rau sam, táo mèo, đồ uống có chứa caffein, gan động vật,…. Những thực phẩm này sẽ gây ra sự co bóp mạnh ở tử cung và những ảnh hưởng khác làm tăng nguy cơ sẩy thai rất nguy hiểm nên mẹ bầu cần tuyệt đối tránh dưới mọi hình thức nhé.

Trên đây là các loại thực phẩm bà bầu cần tham khảo để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai nhi và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!


Mang thai ngoài 40 là điều nhiêu phụ nữ luôn trăn trở, nhất là những người hiếm muộn, lập gia đình trễ, đây là tình trạng  khá phổ biến hiện nay. Vậy nếu có ý định sinh con khi ngoài 40 tuổi, phụ nữ cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng trong suốt quá trình thụ thai, mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Khó xuất hiện dấu hiệu có thai
Khó mang thai do buồng trứng hoạt động không đều, khi mang thai dễ mắc những bệnh nội khoa kèm  theo như cao huyết áp, tiểu đường,…



Cơ thể đang lão hóa
Từ tuổi 35 số lượng trứng giảm dần, theo ước tính phụ nữ ở độ tuổi 38-40 tuổi chỉ còn 10% trứng. Từ thời điểm đó trở đi, khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ giảm dần hàng năm và đó là một trong những nhân tố lớn nhất ảnh hưởng khả năng thụ thai của họ.

U xơ tử cung
Cơ quan sinh sản của phụ nữ bắt đầu phát triển các vấn đề như u nang và u xơ tử cung. Bạn có thể thụ thai mặc dù đang bị u xơ tử cung, nhưng việc mang thai sẽ phức tạp hơn.

Mang thai ngoài tử cung
Theo thống kê, dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Vì vậy nguy cơ có thai ngoài tử cung sẽ tăng cao ở phụ nữ lớn tuổi.

Khiếm khuyết nhiễm sắc thể
Một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể rất phổ biến ở thai phụ lớn tuổi. Hội chứng Down cũng là một trong những khiếm khuyết đó. Dễ bị bất thường về nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh.

Kinh nguyệt không đều
Mặc dù bạn không trải qua sự mãn kinh nhưng bạn vẫn ít có khả năng thụ thai khi ngoài 40. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại không phải là điều duy nhất khiến bạn không có thai.
Để có thể thụ thai, phụ nữ cần lượng hocmon kích thích nang trứng khỏe mạnh, trứng có chất lượng, số lượng trứng nhiều và các vấn đề liên quan đến việc thụ thai.

Áp lực lên tim
Sinh con sẽ tạo ra áp lực rất lớn đến tim của người mẹ. Hơn nữa, hormone estrogen bảo vệ tim ở độ tuổi này đang yếu dần…

Lưu ý :Để chuẩn bị tốt trước khi  mang thai cả hai vợ chồng cần khám sức khoẻ, khám phụ khoa (nếu có bệnh thì điều trị). Tiêm ngừa các bệnh như sởi, quai bị, rubella, viêm gan B nếu chưa có kháng thể. Cần dùng acid folic mỗi ngày 1 viên.

Những rủi ro khi mang thai muộn

Mang thai ngoài 40 là điều nhiêu phụ nữ luôn trăn trở, nhất là những người hiếm muộn, lập gia đình trễ, đây là tình trạng  khá phổ biến hiện nay. Vậy nếu có ý định sinh con khi ngoài 40 tuổi, phụ nữ cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng trong suốt quá trình thụ thai, mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Khó xuất hiện dấu hiệu có thai
Khó mang thai do buồng trứng hoạt động không đều, khi mang thai dễ mắc những bệnh nội khoa kèm  theo như cao huyết áp, tiểu đường,…



Cơ thể đang lão hóa
Từ tuổi 35 số lượng trứng giảm dần, theo ước tính phụ nữ ở độ tuổi 38-40 tuổi chỉ còn 10% trứng. Từ thời điểm đó trở đi, khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ giảm dần hàng năm và đó là một trong những nhân tố lớn nhất ảnh hưởng khả năng thụ thai của họ.

U xơ tử cung
Cơ quan sinh sản của phụ nữ bắt đầu phát triển các vấn đề như u nang và u xơ tử cung. Bạn có thể thụ thai mặc dù đang bị u xơ tử cung, nhưng việc mang thai sẽ phức tạp hơn.

Mang thai ngoài tử cung
Theo thống kê, dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Vì vậy nguy cơ có thai ngoài tử cung sẽ tăng cao ở phụ nữ lớn tuổi.

Khiếm khuyết nhiễm sắc thể
Một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể rất phổ biến ở thai phụ lớn tuổi. Hội chứng Down cũng là một trong những khiếm khuyết đó. Dễ bị bất thường về nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh.

Kinh nguyệt không đều
Mặc dù bạn không trải qua sự mãn kinh nhưng bạn vẫn ít có khả năng thụ thai khi ngoài 40. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại không phải là điều duy nhất khiến bạn không có thai.
Để có thể thụ thai, phụ nữ cần lượng hocmon kích thích nang trứng khỏe mạnh, trứng có chất lượng, số lượng trứng nhiều và các vấn đề liên quan đến việc thụ thai.

Áp lực lên tim
Sinh con sẽ tạo ra áp lực rất lớn đến tim của người mẹ. Hơn nữa, hormone estrogen bảo vệ tim ở độ tuổi này đang yếu dần…

Lưu ý :Để chuẩn bị tốt trước khi  mang thai cả hai vợ chồng cần khám sức khoẻ, khám phụ khoa (nếu có bệnh thì điều trị). Tiêm ngừa các bệnh như sởi, quai bị, rubella, viêm gan B nếu chưa có kháng thể. Cần dùng acid folic mỗi ngày 1 viên.

Bạn đang cảm nhận rất rõ ràng những dấu hiệu mang thai, nó là quan trọng hơn bao giờ hết để chăm sóc bản thân cả về thể chất và tinh thần. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
Khi mang thai bạn đang ăn cho hai người, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng bạn chỉ cần khoảng 300 calo bổ sung mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều chất đạm, 70 gram mỗi ngày so với 45 gram trước kia.

Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Bạn sẽ cần thêm dinh dưỡng từ trứng và thịt, sản phẩm từ sữa tươi và nước trái cây, hải sản, và tránh ăn thức ăn tươi sống, vi khuẩn có thể gây tổn hại cho em bé của bạn. Cũng tránh một số loại cá mà có thể chứa các cấp cao của thủy ngân hoặc chất gây ô nhiễm khác.



Bổ sung vitamin
Trước khi mang thai bạn cần nhiều hơn axit folic và sắt bằng cách sử dụng vitamin tương ứng.
Nó là quan trọng để có được đủ axit folic trước khi thụ thai và trong khi mang thai. Axit folic làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh cũng như tật nứt đốt sống. Bạn nên bắt đầu dùng 400 mg axit folic tối thiểu một tháng trước khi mang thai. Sau khi nhận thấy những dấu hiệu có thai, bạn nên điều chỉnh lên 600 mg/ ngày

Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được đủ sắt. Nhu cầu sắt của bạn tăng đáng kể trong khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Nhưng nhiều hơn không nhất thiết phải tốt hơn - dùng quá nhiều có thể có hại cho thai nhi. Tránh lạm dụng bất kỳ vitamin.

Tập thể dục thường xuyên
Một chương trình tập thể dục tốt có thể cung cấp cho bạn sức khỏe và độ bền trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt đau nhức, cải thiện lưu thông máu tránh phù nề và giảm căng thẳng cho bà bầu. Bên cạnh đó còn giúp bà bầu có thân hình đẹp cả, dễ lấy lại vóc dáng sau sinh.

Nhớ rằng không đẩy mình quá cứng hoặc để quá nóng, mất nước. Bạn sẽ cũng cần tránh bể bơi và phòng xông hơi khô trong khi bạn đang mang thai.

Nghỉ ngơi
Mệt mỏi là những gì bạn cảm thấy trong khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu bạn không thể có một giấc ngủ  giữa ngày, thì hãy cho mình được nghỉ ngơi và thư giãn một chút. Nếu bạn không thể ngủ, hãy ngâm chân vào nước ấm mỗi tối và đọc một cuốn sách, một tạp chí sẽ làm bạn dễ ngủ hơn.

Kỹ thuật thư giãn chẳng hạn như yoga, kéo dài, hít thở sâu, và mát-xa là tất cả các cách thức tuyệt vời để chống lại sự căng thẳng và có được giấc ngủ một đêm tốt hơn.

Không dùng caffeine
March Dimes tư vấn cho phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng đồ uống có caffein, ít hơn 200 mg mỗi ngày. Một nghiên cứu năm 2008 cho rằng phụ nữ sử dụng caffein tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những người không dùng.

Hơn nữa, cà phê đã không có giá trị dinh dưỡng và nó cản trở cơ thể của bạn hấp thụ sắt. Nó cũng là một chất kích thích, làm bạn khó ngủ, đau đầu và chứng ợ nóng.

Kiểm tra thành phần caffeine của các sản phẩm khác mà bạn dùng như trà, nước giải khát, thức uống "năng lượng", sô cô la, và kem cà phê, cũng như các loại thuốc đau đầu, cảm lạnh và dị ứng.

Loại bỏ mối nguy hiểm môi trường
Một số công việc có thể bị nguy hại đến bạn và thai nhi. Nếu bạn đang thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng (như chì hoặc thủy ngân), một số đại lý sinh học, hoặc xạ trị, bạn sẽ cần phải thực hiện một số thay đổi càng sớm càng tốt.

Khám chữa răng
Đừng quên về sức khỏe răng miệng của bạn.. Các thay đổi nội tiết tố trong khi mang thai có thể làm cho bạn các bệnh về răng miệng. Mức tăng progesterone và estrogen có thể gây ra các bệnh về nướu răng sưng lên, chảy máu, viêm nướu.

Tâm lý thoải mái
Nhiều phụ nữ mang thai và cả phụ nữ sau khi sinh có cảm xúc thất thường và dễ bị trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy trầm cảm hơn hai tuần và không khá hơn hoặc bạn đang cảm thấy lo lắng hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân của mình để cảm thấy tốt hơn nhé.

Những việc cần làm khi mang thai

Bạn đang cảm nhận rất rõ ràng những dấu hiệu mang thai, nó là quan trọng hơn bao giờ hết để chăm sóc bản thân cả về thể chất và tinh thần. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
Khi mang thai bạn đang ăn cho hai người, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng bạn chỉ cần khoảng 300 calo bổ sung mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều chất đạm, 70 gram mỗi ngày so với 45 gram trước kia.

Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu? Bạn sẽ cần thêm dinh dưỡng từ trứng và thịt, sản phẩm từ sữa tươi và nước trái cây, hải sản, và tránh ăn thức ăn tươi sống, vi khuẩn có thể gây tổn hại cho em bé của bạn. Cũng tránh một số loại cá mà có thể chứa các cấp cao của thủy ngân hoặc chất gây ô nhiễm khác.



Bổ sung vitamin
Trước khi mang thai bạn cần nhiều hơn axit folic và sắt bằng cách sử dụng vitamin tương ứng.
Nó là quan trọng để có được đủ axit folic trước khi thụ thai và trong khi mang thai. Axit folic làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ống thần kinh cũng như tật nứt đốt sống. Bạn nên bắt đầu dùng 400 mg axit folic tối thiểu một tháng trước khi mang thai. Sau khi nhận thấy những dấu hiệu có thai, bạn nên điều chỉnh lên 600 mg/ ngày

Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được đủ sắt. Nhu cầu sắt của bạn tăng đáng kể trong khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Nhưng nhiều hơn không nhất thiết phải tốt hơn - dùng quá nhiều có thể có hại cho thai nhi. Tránh lạm dụng bất kỳ vitamin.

Tập thể dục thường xuyên
Một chương trình tập thể dục tốt có thể cung cấp cho bạn sức khỏe và độ bền trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt đau nhức, cải thiện lưu thông máu tránh phù nề và giảm căng thẳng cho bà bầu. Bên cạnh đó còn giúp bà bầu có thân hình đẹp cả, dễ lấy lại vóc dáng sau sinh.

Nhớ rằng không đẩy mình quá cứng hoặc để quá nóng, mất nước. Bạn sẽ cũng cần tránh bể bơi và phòng xông hơi khô trong khi bạn đang mang thai.

Nghỉ ngơi
Mệt mỏi là những gì bạn cảm thấy trong khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu bạn không thể có một giấc ngủ  giữa ngày, thì hãy cho mình được nghỉ ngơi và thư giãn một chút. Nếu bạn không thể ngủ, hãy ngâm chân vào nước ấm mỗi tối và đọc một cuốn sách, một tạp chí sẽ làm bạn dễ ngủ hơn.

Kỹ thuật thư giãn chẳng hạn như yoga, kéo dài, hít thở sâu, và mát-xa là tất cả các cách thức tuyệt vời để chống lại sự căng thẳng và có được giấc ngủ một đêm tốt hơn.

Không dùng caffeine
March Dimes tư vấn cho phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng đồ uống có caffein, ít hơn 200 mg mỗi ngày. Một nghiên cứu năm 2008 cho rằng phụ nữ sử dụng caffein tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những người không dùng.

Hơn nữa, cà phê đã không có giá trị dinh dưỡng và nó cản trở cơ thể của bạn hấp thụ sắt. Nó cũng là một chất kích thích, làm bạn khó ngủ, đau đầu và chứng ợ nóng.

Kiểm tra thành phần caffeine của các sản phẩm khác mà bạn dùng như trà, nước giải khát, thức uống "năng lượng", sô cô la, và kem cà phê, cũng như các loại thuốc đau đầu, cảm lạnh và dị ứng.

Loại bỏ mối nguy hiểm môi trường
Một số công việc có thể bị nguy hại đến bạn và thai nhi. Nếu bạn đang thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng (như chì hoặc thủy ngân), một số đại lý sinh học, hoặc xạ trị, bạn sẽ cần phải thực hiện một số thay đổi càng sớm càng tốt.

Khám chữa răng
Đừng quên về sức khỏe răng miệng của bạn.. Các thay đổi nội tiết tố trong khi mang thai có thể làm cho bạn các bệnh về răng miệng. Mức tăng progesterone và estrogen có thể gây ra các bệnh về nướu răng sưng lên, chảy máu, viêm nướu.

Tâm lý thoải mái
Nhiều phụ nữ mang thai và cả phụ nữ sau khi sinh có cảm xúc thất thường và dễ bị trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy trầm cảm hơn hai tuần và không khá hơn hoặc bạn đang cảm thấy lo lắng hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân của mình để cảm thấy tốt hơn nhé.


Khi xuất hiện dấu hiệu mang thai tâm lý người mẹ khá bất ổn trong suốt thời gian thai kỳ. Vào từng giai đoạn mang thai tâm lý bà mẹ lại trải qua những trạng thái khác nhau. Những chia sẻ dưới đây để giúp các mẹ và gia đình cùng nắm bắt để chủ động hơn với các biến động tâm lý của mẹ bầu.



Tại sao bị rối loạn tâm thần trong thai kỳ?

1. Yếu tố sinh học:
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ xuất hiện triệu chứng mang thai , có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon Estrogen, Progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết 1 số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng. Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc. Ví dụ   việc tăng tiết quá độ nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt…

2. Yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoài ý muốn, mẹ sống độc thân, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế thu nhập kém hoặc không có khi mang thai, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, quan niệm sinh con trai, con gái.

3. Yếu tố thực thể: Ngoài ra còn các yếu tố liên quan trực tiếp như nhiễm trùng, nhiễm độc, can thiệp sản khoa. Người ta thấy mẹ sốt khi mang thai con dễ bị tự kỷ hoặc tỉ lệ chậm phát triển kỹ năng , tâm thần cao gấp đôi.

Tâm lý người mang thai

– Đa số phụ nữ khi làm mẹ sẽ không lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, rất nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt… do sự thay đổi hooc-mon bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai. Dưới đây là những thay đổi tâm lý thường gặp mà thai phụ hãy gặp phải trong thai kỳ.

+Mang thai tháng đầu : Người mẹ thường có tâm lý hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn.
+ Ba tháng đầu: Do bị ốm nghén, nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên.
+Vào tháng thứ 4-6: Thai nhi mỗi ngày một lớn và nồng độ hooc mon Oxitocin tăng tiết ngày một nhiều đây là loại hooc mon tăng tình cảm mẹ con. Người mẹ bắt đầu phát sinh những tình cảm đặc biệt với em bé, với những người thân xung quanh
+Khi thai nhi 37 tuần : Người mẹ cảm thấy nặng nề và lo lắng về kỳ sinh sắp tới. Nhiều phụ nữ có thể phát sinh tâm lý buồn chán, cô đơn.

– Có đôi lúc bạn cảm thấy lo lắng nhưng rồi bạn sẽ nghĩ không có gì quý báu hơn là bản năng làm mẹ.
– Bạn luôn lắng nghe và tìm hiểu bé, khả năng làm mẹ của bạn sẽ phát triển một cách kỳ lạ. Điều này rất quan trọng, những lời khuyên đều có ích nhưng đó chỉ là những phương pháp chung chung. Quan hệ của người mẹ với bé là một quan hệ đặc biệt, có một không hai. Chỉ có người mẹ biết lắng nghe, biết quan sát mới tìm ra những quan hệ tế nhị đó.

Lời khuyên bà bầu :

– Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn:
+ Hãy làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức.
+ Bạn có thể: đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên… Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này cũng đồng nghĩa là bạn đang chăm sóc bé yêu của mình.

– Tâm sự để được chia sẻ:
+Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với người bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
+ Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. do vậy, bạn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

– Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để sau này em bé cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như vậy. Để thay đổi không khí, bạn có thể nghe nhạc; đọc sách; ngắm tranh; vãn cảnh… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.

– Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống ăn uống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

– Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp thai phụ giữ vóc dáng, vừa giúp tinh thần được thoải mái.

Chăm sóc tâm lý cho phụ nữ trước và sau sinh

Khi xuất hiện dấu hiệu mang thai tâm lý người mẹ khá bất ổn trong suốt thời gian thai kỳ. Vào từng giai đoạn mang thai tâm lý bà mẹ lại trải qua những trạng thái khác nhau. Những chia sẻ dưới đây để giúp các mẹ và gia đình cùng nắm bắt để chủ động hơn với các biến động tâm lý của mẹ bầu.



Tại sao bị rối loạn tâm thần trong thai kỳ?

1. Yếu tố sinh học:
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ xuất hiện triệu chứng mang thai , có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon Estrogen, Progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết 1 số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng. Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc. Ví dụ   việc tăng tiết quá độ nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt…

2. Yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoài ý muốn, mẹ sống độc thân, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế thu nhập kém hoặc không có khi mang thai, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, quan niệm sinh con trai, con gái.

3. Yếu tố thực thể: Ngoài ra còn các yếu tố liên quan trực tiếp như nhiễm trùng, nhiễm độc, can thiệp sản khoa. Người ta thấy mẹ sốt khi mang thai con dễ bị tự kỷ hoặc tỉ lệ chậm phát triển kỹ năng , tâm thần cao gấp đôi.

Tâm lý người mang thai

– Đa số phụ nữ khi làm mẹ sẽ không lường trước được những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, rất nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, cáu gắt… do sự thay đổi hooc-mon bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai. Dưới đây là những thay đổi tâm lý thường gặp mà thai phụ hãy gặp phải trong thai kỳ.

+Mang thai tháng đầu : Người mẹ thường có tâm lý hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn.
+ Ba tháng đầu: Do bị ốm nghén, nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên.
+Vào tháng thứ 4-6: Thai nhi mỗi ngày một lớn và nồng độ hooc mon Oxitocin tăng tiết ngày một nhiều đây là loại hooc mon tăng tình cảm mẹ con. Người mẹ bắt đầu phát sinh những tình cảm đặc biệt với em bé, với những người thân xung quanh
+Khi thai nhi 37 tuần : Người mẹ cảm thấy nặng nề và lo lắng về kỳ sinh sắp tới. Nhiều phụ nữ có thể phát sinh tâm lý buồn chán, cô đơn.

– Có đôi lúc bạn cảm thấy lo lắng nhưng rồi bạn sẽ nghĩ không có gì quý báu hơn là bản năng làm mẹ.
– Bạn luôn lắng nghe và tìm hiểu bé, khả năng làm mẹ của bạn sẽ phát triển một cách kỳ lạ. Điều này rất quan trọng, những lời khuyên đều có ích nhưng đó chỉ là những phương pháp chung chung. Quan hệ của người mẹ với bé là một quan hệ đặc biệt, có một không hai. Chỉ có người mẹ biết lắng nghe, biết quan sát mới tìm ra những quan hệ tế nhị đó.

Lời khuyên bà bầu :

– Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn:
+ Hãy làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức.
+ Bạn có thể: đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên… Việc chăm sóc bản thân trong thời gian này cũng đồng nghĩa là bạn đang chăm sóc bé yêu của mình.

– Tâm sự để được chia sẻ:
+Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với người bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
+ Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. do vậy, bạn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.

– Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để sau này em bé cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như vậy. Để thay đổi không khí, bạn có thể nghe nhạc; đọc sách; ngắm tranh; vãn cảnh… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.

– Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống ăn uống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

– Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp thai phụ giữ vóc dáng, vừa giúp tinh thần được thoải mái.

Làm thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai là điều mà tất cả mẹ bầu đều quan tâm ngay khi mang thai tháng đầu ? Dưới đây chúng tôi xin mách các bạn những “chiêu” nhỏ để hạn chế nguy cơ bị sảy thai. Thực hiện đúng những điều này, nguy cơ sảy thai sẽ giảm đáng kể cho bạn.



Nguyên nhân thường gặp sảy thai tự nhiên

1. Vấn đề nhiễm sắc thể: mang thai đẻ non lý do phổ biến nhất là bởi vì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể. Vấn đề nhiễm sắc thể thường không cho phép bào thai phát triển (theo mẫu) bình thường. Phát triển bất thường có nghĩa là thai nhi không thể sống sót. Sảy thai tự nhiên xảy ra bởi vì cơ thể thừa nhận rằng việc mang thai không phải là thành công.

2. Bất thường về sự phát triển: Chúng ta thường không biết nếu thai nhi phát triển bất thường, bởi vì thai nhi quá nhỏ. Chúng ta biết rằng giai đoạn phát triển này là ngoài tầm kiểm soát của chúng ta trong phần lớn các trường hợp. Rất hiếm khi có bất cứ điều gì một người nào đó gây ra sự phát triển bất thường và không có gì là một người có thể làm để ngăn chặn sự phát triển bất thường.

3. Phát triển nhau thai bất thường: Đôi khi sảy thai tự nhiên do vấn đề xảy ra với nhau thai. Nhau thai không thể đính kèm vào niêm mạc tử cung. Cuối cùng, thai nhi không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này có nghĩa là thai nhi không thể sống sót.

4. Nhiễm trùng: Trong các trường hợp hiếm hoi, nhiễm virus hoặc vi khuẩn nhất định có thể gây ra thai nhi phát triển bất thường và làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.

5. Bệnh của Mẹ: Một số điều kiện mà một người phát triển có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. Các bệnh này bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp và các bệnh tự miễn dịch khác.

Điều kiêng cữ để tránh sảy thai

Hút thuốc : Luôn gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người nói chung và đôí với thai phụ nói riêng. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, hút thuốc chính là nguy cơ hàng đầu khiến bạn dễ bị sảy thai.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ hút nhiều hơn 14 điếu thuốc mỗi ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần. Nguy cơ sảy thai sẽ tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá mà thai phụ thu nạp vào trong cơ thể.

Không đồ uống có chứa caffeine : Các minh chứng khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại đồ uống có cồn 2 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai gấp 3 lần so với bình thường.
Khi có những dấu hiệu mang thai , thai phụ thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

Tránh sự tăng nhiệt quá nhanh :Làm việc căng thẳng trong điều kiện thời tiết quá nóng sẽ khiến cho bà bầu dễ bị ngất và choáng. Bởi lẽ trong thời điểm mang thai, nhất là trong 12 tuần đầu mang thai, nhiệt độ trong cơ thể người phụ nữ có những lúc có thể tăng lên và dao động ở khoảng 38,5o C, cộng thêm với nhiệt độ bên ngoài tăng sẽ làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi.

Không tự ý dùng thuốc : Việc sử dụng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Bởi vậy nên các bà bầu cần đặc biệt thận trọng mỗi khi sử dụng thuốc.
An toàn hơn cả là bạn nên hỏi và thực hiện theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước mỗi khi muốn dùng bất cứ một loại thuốc nào, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc theo ý kiến cá nhân hay những lời mách bảo.

Không vận động mạnh và nguy hiểm : Khi đang mang bầu bạn không nên tham gia vào những trò chơi hay những môn thể thao vận động mạnh, mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi… Những môn thể thao càng nguy hiểm càng dễ khiến bạn bị thương và điều này đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ của thai nhi nhất là trong giai đoạn thứ 2 khi mang bầu.

Luyện tập luôn đem lại những ích lợi với sức khoẻ chúng ta và đối với thai phụ cũng vậy. Tuy nhiên để tránh sảy thai bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn môn thể thao thích hợp. Theo các chuyên gia môn thể thao thích hợp nhất với thai phụ là yoga và đi bộ.

Tránh những cú sốc về mặt tinh thần : Việc phải chịu đựng những cú sốc về mặt tinh thần, thay đổi áp suất hay những biến đổi lớn trong cuộc sống sẽ khiến cho thai phụ dễ bị xảy thai và tăng nguy cơ sinh sớm. Ví như việc đi máy bay làm thay đổi áp suất hay bơi lặn dưới đáy biển sâu sẽ làm cho cơ thể thai phụ bị thiếu hụt hàm lượng oxy, tăng nguy cơ bị sảy thai và thậm chí là thai chết lưu.

Những điều kiêng cữ để tránh sảy thai

Làm thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai là điều mà tất cả mẹ bầu đều quan tâm ngay khi mang thai tháng đầu ? Dưới đây chúng tôi xin mách các bạn những “chiêu” nhỏ để hạn chế nguy cơ bị sảy thai. Thực hiện đúng những điều này, nguy cơ sảy thai sẽ giảm đáng kể cho bạn.



Nguyên nhân thường gặp sảy thai tự nhiên

1. Vấn đề nhiễm sắc thể: mang thai đẻ non lý do phổ biến nhất là bởi vì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể. Vấn đề nhiễm sắc thể thường không cho phép bào thai phát triển (theo mẫu) bình thường. Phát triển bất thường có nghĩa là thai nhi không thể sống sót. Sảy thai tự nhiên xảy ra bởi vì cơ thể thừa nhận rằng việc mang thai không phải là thành công.

2. Bất thường về sự phát triển: Chúng ta thường không biết nếu thai nhi phát triển bất thường, bởi vì thai nhi quá nhỏ. Chúng ta biết rằng giai đoạn phát triển này là ngoài tầm kiểm soát của chúng ta trong phần lớn các trường hợp. Rất hiếm khi có bất cứ điều gì một người nào đó gây ra sự phát triển bất thường và không có gì là một người có thể làm để ngăn chặn sự phát triển bất thường.

3. Phát triển nhau thai bất thường: Đôi khi sảy thai tự nhiên do vấn đề xảy ra với nhau thai. Nhau thai không thể đính kèm vào niêm mạc tử cung. Cuối cùng, thai nhi không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này có nghĩa là thai nhi không thể sống sót.

4. Nhiễm trùng: Trong các trường hợp hiếm hoi, nhiễm virus hoặc vi khuẩn nhất định có thể gây ra thai nhi phát triển bất thường và làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.

5. Bệnh của Mẹ: Một số điều kiện mà một người phát triển có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. Các bệnh này bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp và các bệnh tự miễn dịch khác.

Điều kiêng cữ để tránh sảy thai

Hút thuốc : Luôn gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người nói chung và đôí với thai phụ nói riêng. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, hút thuốc chính là nguy cơ hàng đầu khiến bạn dễ bị sảy thai.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ hút nhiều hơn 14 điếu thuốc mỗi ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần. Nguy cơ sảy thai sẽ tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá mà thai phụ thu nạp vào trong cơ thể.

Không đồ uống có chứa caffeine : Các minh chứng khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại đồ uống có cồn 2 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai gấp 3 lần so với bình thường.
Khi có những dấu hiệu mang thai , thai phụ thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 4 cốc mỗi ngày) cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

Tránh sự tăng nhiệt quá nhanh :Làm việc căng thẳng trong điều kiện thời tiết quá nóng sẽ khiến cho bà bầu dễ bị ngất và choáng. Bởi lẽ trong thời điểm mang thai, nhất là trong 12 tuần đầu mang thai, nhiệt độ trong cơ thể người phụ nữ có những lúc có thể tăng lên và dao động ở khoảng 38,5o C, cộng thêm với nhiệt độ bên ngoài tăng sẽ làm tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi.

Không tự ý dùng thuốc : Việc sử dụng thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Bởi vậy nên các bà bầu cần đặc biệt thận trọng mỗi khi sử dụng thuốc.
An toàn hơn cả là bạn nên hỏi và thực hiện theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước mỗi khi muốn dùng bất cứ một loại thuốc nào, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc theo ý kiến cá nhân hay những lời mách bảo.

Không vận động mạnh và nguy hiểm : Khi đang mang bầu bạn không nên tham gia vào những trò chơi hay những môn thể thao vận động mạnh, mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi… Những môn thể thao càng nguy hiểm càng dễ khiến bạn bị thương và điều này đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ của thai nhi nhất là trong giai đoạn thứ 2 khi mang bầu.

Luyện tập luôn đem lại những ích lợi với sức khoẻ chúng ta và đối với thai phụ cũng vậy. Tuy nhiên để tránh sảy thai bạn cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn môn thể thao thích hợp. Theo các chuyên gia môn thể thao thích hợp nhất với thai phụ là yoga và đi bộ.

Tránh những cú sốc về mặt tinh thần : Việc phải chịu đựng những cú sốc về mặt tinh thần, thay đổi áp suất hay những biến đổi lớn trong cuộc sống sẽ khiến cho thai phụ dễ bị xảy thai và tăng nguy cơ sinh sớm. Ví như việc đi máy bay làm thay đổi áp suất hay bơi lặn dưới đáy biển sâu sẽ làm cho cơ thể thai phụ bị thiếu hụt hàm lượng oxy, tăng nguy cơ bị sảy thai và thậm chí là thai chết lưu.

Mang thai mà đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu, bà bầu cần một dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để giúp thai nhi hình thành tốt nhất. Dưới đây là những loại thực phẩm cần thiết trong thai kỳ mẹ nên biết kể từ khi có dấu hiệu có thai đầu tiên.



Sữa chua

Không chỉ đóng vai trò là nguồn cung cấp chất đạm phong phú, sữa chua còn chứa nhiều calcium hơn cả sữa. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm ở đường ruột và âm đạo, vốn là những vấn đề phổ biến ở các thai phụ.

Bên cạnh đó, những bà mẹ tương lai mắc chứng không dung nạp lactose (một loại đường có trong sữa) cũng có thể dùng sữa chua như một giải pháp thay thế trong thời gian mang thai.

Đậu

Việc bổ sung vào chế độ ăn những loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu lăng... có thể giúp phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh việc cung cấp chất đạm và chất xơ, đậu còn tăng cường cho thai phụ nhiều dưỡng chất quan trọng như sắt, a xít folic (folate), calcium và kẽm. Bạn có thể thêm đậu vào rau trộn và súp.

Khoai lang

Không đắt tiền nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, khoai lang là sự lựa chọn lành mạnh cho những phụ nữ sắp làm mẹ do nó là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, folate và chất xơ. Thai phụ có thể dùng khoai lang luộc hoặc hấp như một món ăn vặt.

Quả óc chó

Nếu thai phụ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ và vẫn đi làm, thường xuyên ăn quả óc chó là điều nên làm. Loại quả khô này chứa nhiều omega 3 thực vật, vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi.

Rau xanh các loại

Cải bó xôi và các loại rau lá màu xanh khác cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, C và K, cũng như folate vốn rất quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Trái cây nhiều màu

Mỗi nhóm màu sắc cung cấp những loại dưỡng chất, vitamin và chất chống ô xy hóa khác nhau. Do đó, thai phụ được khuyên sử dụng những loại trái cây có màu xanh lục, vàng, cam, hoặc đỏ tùy ý thích. Tuy nhiên, khẩu phần ăn uống của bà mẹ tương lai nhất thiết phải bao gồm cam và quả mọng (dâu tây, việt quất, quả mâm xôi). Đây được xem là những "kho" vitamin C tự nhiên mà bạn không thể bỏ qua.

Dầu thực vật

Dầu thực vật cũng được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ chỉ nên ăn dầu thực vật với một lượng nhỏ nhằm đảm bảo những lợi ích tích cực mà nó mang lại.

Thực phẩm tốt cho mẹ mang thai

Mang thai mà đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu, bà bầu cần một dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để giúp thai nhi hình thành tốt nhất. Dưới đây là những loại thực phẩm cần thiết trong thai kỳ mẹ nên biết kể từ khi có dấu hiệu có thai đầu tiên.



Sữa chua

Không chỉ đóng vai trò là nguồn cung cấp chất đạm phong phú, sữa chua còn chứa nhiều calcium hơn cả sữa. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm ở đường ruột và âm đạo, vốn là những vấn đề phổ biến ở các thai phụ.

Bên cạnh đó, những bà mẹ tương lai mắc chứng không dung nạp lactose (một loại đường có trong sữa) cũng có thể dùng sữa chua như một giải pháp thay thế trong thời gian mang thai.

Đậu

Việc bổ sung vào chế độ ăn những loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu lăng... có thể giúp phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh việc cung cấp chất đạm và chất xơ, đậu còn tăng cường cho thai phụ nhiều dưỡng chất quan trọng như sắt, a xít folic (folate), calcium và kẽm. Bạn có thể thêm đậu vào rau trộn và súp.

Khoai lang

Không đắt tiền nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, khoai lang là sự lựa chọn lành mạnh cho những phụ nữ sắp làm mẹ do nó là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, folate và chất xơ. Thai phụ có thể dùng khoai lang luộc hoặc hấp như một món ăn vặt.

Quả óc chó

Nếu thai phụ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ và vẫn đi làm, thường xuyên ăn quả óc chó là điều nên làm. Loại quả khô này chứa nhiều omega 3 thực vật, vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi.

Rau xanh các loại

Cải bó xôi và các loại rau lá màu xanh khác cung cấp nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, C và K, cũng như folate vốn rất quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Trái cây nhiều màu

Mỗi nhóm màu sắc cung cấp những loại dưỡng chất, vitamin và chất chống ô xy hóa khác nhau. Do đó, thai phụ được khuyên sử dụng những loại trái cây có màu xanh lục, vàng, cam, hoặc đỏ tùy ý thích. Tuy nhiên, khẩu phần ăn uống của bà mẹ tương lai nhất thiết phải bao gồm cam và quả mọng (dâu tây, việt quất, quả mâm xôi). Đây được xem là những "kho" vitamin C tự nhiên mà bạn không thể bỏ qua.

Dầu thực vật

Dầu thực vật cũng được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ chỉ nên ăn dầu thực vật với một lượng nhỏ nhằm đảm bảo những lợi ích tích cực mà nó mang lại.

dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; salad nga; dấu hiệu nhận biết có thai; giới tính thai nhi; nấm đùi gà; nấm đùi gà; chăm sóc thai nhi; chăm sóc thai nhi; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; sinh con; mang thai; thụ thai; thai nhi tuan 2; thai nhi tuan 3; sự hình thành thai nhi; thai nhi tuần 5; thai nhi tuần 4; thai nhi tuần 29; chuan bi tam ly truoc khi sinh; thai nhi 32 tuan; thai nhi 33 tuan; thai nhi 30 tuan; thai nhi 34 tuan; thai nhi 36 tuan; thai nhi 31 tuan; cham soc thai nhi; thai nhi 27 tuan; thai nhi 28 tuan; thai nhi 35 tuan; thai nhi 24 tuan; dấu hiệu sắp sinh; giới tính thai nhi; thực đơn cho bà bầu; chăm sóc thai nhi; mang thai thang thu 1; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 2; mang thai thang thu 3; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 5; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 7; mang thai thang thu 9; mang thai thang thu 8; mang thai 3 thang cuoi; mang thai tuan 3; mang thai tuan 5; mang thai tuan 2; mang thai ngoai tu cung; cháo cá lóc; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; nui xào bò; tập cho bé bú bình; nấm đùi gà; chăm sóc sau sinh; sắm đồ sơ sinh; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; nấm đùi gà; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 2; an gi khi mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; dau hieu co thai; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; giới tính thai nhi; gà ác tiềm thuốc bắc; cham soc thai nhi; cham soc thai nhi; chuẩn bị đồ sơ sinh; nấm đùi gà; dấu hiệu nhận biết có thai; cham soc thai ky; mang thai lan dau; nấm đùi gà; gà ác tiềm thuốc bắc; dấu hiệu sắp sinh; đoán giới tính thai nhi; thai nhi tuan 4; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu sắp sinh; cham soc thai nhi; mang thai thang thu 6; dấu hiệu sắp sinh; triệu chứng có thai; mang thai thang thu 6; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; dau hieu co thai; dau hieu mang thai; mang thai 3 thang dau; triệu chứng mang thai; đoán giới tính thai nhi; chăm sóc phụ nữ sau sinh; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu nhận biết có thai; chăm sóc thai nhi; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; thai nhi thang thu 9; thai nhi thang thu 7; thai nhi thang thu 5; cháo lươn; thai nhi thang thu 8; chăm sóc sau sinh; thai nhi thang thu 6; thai nhi thang thu 3; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; cách nhận biết có thai; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; mang thai thang dau; mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu sắp sinh; dấu hiệu sắp sinh; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang thu 6; sự hình thành thai nhi; triệu chứng mang thai; dấu hiệu mang thai; mang thai thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; dấu hiệu mang thai; dấu hiệu có thai; phát triển kỹ năng; triệu chứng mang thai; dấu hiệu có thai;