background img

Dấu hiệu có thai và Chăm sóc thai kỳ

Showing posts with label mang thai 3 thang giua. Show all posts
Showing posts with label mang thai 3 thang giua. Show all posts
Mang thai tháng thứ 6 (21 – 24 tuần) mắt, mũi của thai nhi đã hoàn thiện dần, lúc này các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 như thế nào đảm bảo thai nhi phát triển tốt?



Mang thai tháng thứ 6 thai nhi phát triển rất nhanh nên nhu cầu canxi cũng tăng cao, vì thế trong chế độ ăn uống cho bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như trứng gà, sữa…và uống canxi theo chỉ định của bác sĩ. Nếu lượng canxi không đủ cung cấp cho thai, em bé sau này dễ bị loãng xương, đau răng, viêm lợi, bị gù bẩm sinh, chân vòng kiềng…

Ngoài ra, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 cũng cần bổ sung sắt vì dễ phát sinh thiếu máu, tháng này, lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng gấp đôi. Các thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm các loại thịt đỏ, rau sẫm màu…nếu cần thiết, bà bầu có thể uống thêm viên sắt theo sự chỉ định của bác sĩ.

Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thú 6, cần ưu tiên cho các loại thực phẩm như: khoai tây, khoai lang, rau cải xanh, súp lơ, các loại họ đậu, thịt gia cầm, thịt nạc, trứng, sữa, hoa quả…Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn quá nhiều dầu béo, chất muối để tránh bệnh phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.

Mang thai tháng thứ 6, bà bầu cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6, cần bổ sung sắt qua các thực phẩm giàu sắt và có thể bổ sung thêm viên sắt theo tư vấn của bác sĩ.

Trong các loại rau như: cải trắng, hành tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả… Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt.

Chú ý: nếu hấp thu quá nhiều chất xơ cũng có thể làm giảm tỉ lệ hấp thu canxi cà sắt. Vì vậy, cần phải ăn ở lượng thích hợp.

Ngân nhĩ kim quả
Nguyên liệu:

Ngân nhĩ: 10g
Ngân quả: lê, táo, chuối…
Hoa quế
Đường trắng, tinh bột ước lượng vừa đủ.

- Cách chế biến: Ngân nhĩ dùng nước ấm ngâm 1 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch. Thêm 300ml nước, cho lên bếp đun với lửa vừa khoảng 2 giờ. Sau khi đun xong, lấy nước lọc ra, đổ vào nồi, cho đường và một ít nước trắng vào đun qua bằng lửa nhỏ cho tan hết, hớt bớt bọt. Hoa quả thái miếng nhỏ bằng ngón tay, cho vào nồi đun sôi, cho ít tinh bột vào quấy cho sánh lại, đổ ra bát. Khi ăn, phủ một tầng ngân nhĩ lên trên, rắc hoa quế.

Rong biển vị cam
- Nguyên liệu:
Rong biển khô: 150g
Rau cải trắng: 150g
Đường trắng
Giấm, xì dầu, dầu vừng, rau thơm.

- Cách chế biến:
Rong biển khô cho vào nồi hấp 25 phút, rồi vớt ra, cho vào nước ngâm 30 phút, vớt ra.Thái rong biển, rau cải thành sợi cho lẫn vào bát, nêm xì dầu, đường và dầu vừng, rắc rau thơm đã thái nhỏ lên trên. Vỏ cam ngâm nước mềm, vớt ra thái, giã nhỏ, cho vào bát trộn đều với giấm. Sau đó, đổ nước giấm cam này vào bát rong biển, trộn đều và có thể ăn được ngay.

Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà
Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể

Nguyên liệu
- Trứng ngỗng: 1 quả
- 100g thịt heo băm nhuyễn
- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn

Hướng dẫn làm trứng ngỗng chiên nấm đùi gà
Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.

- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.

- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.

Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.

Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn.

Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 6

Mang thai tháng thứ 6 (21 – 24 tuần) mắt, mũi của thai nhi đã hoàn thiện dần, lúc này các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 như thế nào đảm bảo thai nhi phát triển tốt?



Mang thai tháng thứ 6 thai nhi phát triển rất nhanh nên nhu cầu canxi cũng tăng cao, vì thế trong chế độ ăn uống cho bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như trứng gà, sữa…và uống canxi theo chỉ định của bác sĩ. Nếu lượng canxi không đủ cung cấp cho thai, em bé sau này dễ bị loãng xương, đau răng, viêm lợi, bị gù bẩm sinh, chân vòng kiềng…

Ngoài ra, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 cũng cần bổ sung sắt vì dễ phát sinh thiếu máu, tháng này, lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng gấp đôi. Các thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm các loại thịt đỏ, rau sẫm màu…nếu cần thiết, bà bầu có thể uống thêm viên sắt theo sự chỉ định của bác sĩ.

Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thú 6, cần ưu tiên cho các loại thực phẩm như: khoai tây, khoai lang, rau cải xanh, súp lơ, các loại họ đậu, thịt gia cầm, thịt nạc, trứng, sữa, hoa quả…Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn quá nhiều dầu béo, chất muối để tránh bệnh phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.

Mang thai tháng thứ 6, bà bầu cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6, cần bổ sung sắt qua các thực phẩm giàu sắt và có thể bổ sung thêm viên sắt theo tư vấn của bác sĩ.

Trong các loại rau như: cải trắng, hành tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả… Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt.

Chú ý: nếu hấp thu quá nhiều chất xơ cũng có thể làm giảm tỉ lệ hấp thu canxi cà sắt. Vì vậy, cần phải ăn ở lượng thích hợp.

Ngân nhĩ kim quả
Nguyên liệu:

Ngân nhĩ: 10g
Ngân quả: lê, táo, chuối…
Hoa quế
Đường trắng, tinh bột ước lượng vừa đủ.

- Cách chế biến: Ngân nhĩ dùng nước ấm ngâm 1 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch. Thêm 300ml nước, cho lên bếp đun với lửa vừa khoảng 2 giờ. Sau khi đun xong, lấy nước lọc ra, đổ vào nồi, cho đường và một ít nước trắng vào đun qua bằng lửa nhỏ cho tan hết, hớt bớt bọt. Hoa quả thái miếng nhỏ bằng ngón tay, cho vào nồi đun sôi, cho ít tinh bột vào quấy cho sánh lại, đổ ra bát. Khi ăn, phủ một tầng ngân nhĩ lên trên, rắc hoa quế.

Rong biển vị cam
- Nguyên liệu:
Rong biển khô: 150g
Rau cải trắng: 150g
Đường trắng
Giấm, xì dầu, dầu vừng, rau thơm.

- Cách chế biến:
Rong biển khô cho vào nồi hấp 25 phút, rồi vớt ra, cho vào nước ngâm 30 phút, vớt ra.Thái rong biển, rau cải thành sợi cho lẫn vào bát, nêm xì dầu, đường và dầu vừng, rắc rau thơm đã thái nhỏ lên trên. Vỏ cam ngâm nước mềm, vớt ra thái, giã nhỏ, cho vào bát trộn đều với giấm. Sau đó, đổ nước giấm cam này vào bát rong biển, trộn đều và có thể ăn được ngay.

Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà
Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể

Nguyên liệu
- Trứng ngỗng: 1 quả
- 100g thịt heo băm nhuyễn
- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn

Hướng dẫn làm trứng ngỗng chiên nấm đùi gà
Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.

- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.

- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.

Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.

Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn.

Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.


Mang thai tháng thứ 6 là giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Bạn sẽ chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai. Mặc dù bạn lúc này nhìn đã ra dáng của một bà bầu, bạn vẫn có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Mặc dù vào cuối ngày các khớp gối và chân bạn có thể bị phù lên một chút, đến sáng hôm sau là cơ thể các bạn sẽ lại trở nên bình thường.

Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm để các bà mẹ có thể tìm mua cho mình những bộ đồ bà bầu phù hợp. Những bộ đồ kích cỡ lớn với vòng eo co dãn tốt, được may cắt một cách chuyên biệt đặc biệt là ở phần bụng là lựa chọn tốt cho bạn

Nếu bạn là một trong những phụ nữ không được may mắn lắm vì bị thai hành trong suốt thai kỳ, thì ở giai đoạn tháng thứ 6 thai kỳ này các bạn sẽ cảm thấy nhẹ đi một chút. Tuy nhiên, mùi thức ăn và đôi khi những ý nghĩ của các món ăn bạn không thích vẫn có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn.

Một số phụ nữ bắt đầu có biểu hiện khá phức tạp và trộn lẫn của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội, y học chuyên ngành gọi là chứng nôn nghén. Đôi khi bạn cần phải được nhập viện và truyền nước biển nếu bạn nôn ói quá nhiều và không thể giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tin vui là đây không phải là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có thai, và y học thường có những cách điều trị khá hiệu quả nếu bạn mắc phải những triệu chứng này.



Mang thai tuần 23
Tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Tử cung trĩu nặng của bạn có thể chèn ép các mạch máu quan trọng cung cấp oxi cho nhau và em bé. Bạn cũng có thể thấy choáng hoặc ngất nếu nằm thẳng trong một thời gian. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và sắp xếp sao cho thoải mái nhất trên giường. Đừng quên dành chút không gian cho bạn đời của mình.
Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ những loại thức ăn bạn phải tránh. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn. Phó-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống đều có thể có nguy cơ. Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
Nếu bạn thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi bạn chỉ muốn biết để an tâm hơn

Thai nhi tuần 24
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay hộ sinh của bạn xem bạn có cần được kiểm tra nồng độ huyết sắc tố (Haemoglobin) vào lần khám thai tới hay không. Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Bạn nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn.

Tuần thai 25
Hãy nghĩ xem bạn muốn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho em bé như thế nào. Một trong những yếu tố quan trọng của một chế độ cho con bú tốt chính là tinh thần của người mẹ trong suốt quá trình mang thai. Những tác động khác gồm có: bạn đời biết quan tâm hỗ trợ, thái độ tích cực của bà ngoại và/hoặc bà nội em bé; và những phản ứng từ những người khác trong gia đình, trong cộng đồng.
Hãy đi xem trước bệnh viện hay nhà hộ sinh nơi bạn dự định sinh em bé. Nếu bạn chưa đặt phòng, hãy tìm hiểu các lựa chọn khác nhau. Một số bệnh viện tư yêu cầu đặt cọc trước khi họ tiến hành thủ tục.
Bạn hãy tìm hiểu về ghế ngồi ô tô dành cho em bé để biết loại nào sẽ vừa vặn nhất với xe của bạn, và an toàn nhất cho bé. Nếu bạn dự định thuê những thứ này, bạn nên đặt từ bây giờ.

Lời khuyên cho tuần 26
Nếu bạn cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của bạn. Hãy nằm nghiêng qua một bên để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.
Cẩn thận với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi cơ thể của bạn ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Nói về relaxin, nồng độ của nội tiết tố quan trọng này khi bạn mang thai sẽ tăng gấp 10 lần so với khi bạn bình thường.
Xoa dịu cảm giác đau lưng bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản khoa về việc làm thế nào mà bạn có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của bạn để chống chịu với những cơn đau.
Đi nghỉ. Đây chính là lúc thích hợp nhất để sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng trước khi bạn sinh con. Có một kỳ nghỉ khá hợp lý từ lúc bạn nghỉ làm cho tới ngày sinh có thể sẽ làm sức khỏe của bạn hồi phục khá hiệu quả. Đây cũng là thời gian để bạn tịnh tâm và suy nghĩ đến những việc quan trọng sắp tới trong cuộc sống. Nếu bạn đã con con rồi, lúc này bạn sẽ có cơ hội để chia sẻ, hỏi han trực tiếp con cái của bạn về cảm giác của chúng trước khi chúng sẵn sàng đón nhận một người em ruột sắp chào đời.
Chỉ còn ba tháng nữa thôi là bạn sẽ được gặp bé yêu rồi đấy! Tiếp theo bạn sẽ bước qua giai đoạn mang thai tháng thứ 7 rồi đấy.

Lời khuyên khi mang thai tháng thứ 6

Mang thai tháng thứ 6 là giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Bạn sẽ chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai. Mặc dù bạn lúc này nhìn đã ra dáng của một bà bầu, bạn vẫn có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Mặc dù vào cuối ngày các khớp gối và chân bạn có thể bị phù lên một chút, đến sáng hôm sau là cơ thể các bạn sẽ lại trở nên bình thường.

Mang thai tháng thứ 6 là thời điểm để các bà mẹ có thể tìm mua cho mình những bộ đồ bà bầu phù hợp. Những bộ đồ kích cỡ lớn với vòng eo co dãn tốt, được may cắt một cách chuyên biệt đặc biệt là ở phần bụng là lựa chọn tốt cho bạn

Nếu bạn là một trong những phụ nữ không được may mắn lắm vì bị thai hành trong suốt thai kỳ, thì ở giai đoạn tháng thứ 6 thai kỳ này các bạn sẽ cảm thấy nhẹ đi một chút. Tuy nhiên, mùi thức ăn và đôi khi những ý nghĩ của các món ăn bạn không thích vẫn có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn.

Một số phụ nữ bắt đầu có biểu hiện khá phức tạp và trộn lẫn của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội, y học chuyên ngành gọi là chứng nôn nghén. Đôi khi bạn cần phải được nhập viện và truyền nước biển nếu bạn nôn ói quá nhiều và không thể giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tin vui là đây không phải là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có thai, và y học thường có những cách điều trị khá hiệu quả nếu bạn mắc phải những triệu chứng này.



Mang thai tuần 23
Tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Tử cung trĩu nặng của bạn có thể chèn ép các mạch máu quan trọng cung cấp oxi cho nhau và em bé. Bạn cũng có thể thấy choáng hoặc ngất nếu nằm thẳng trong một thời gian. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và sắp xếp sao cho thoải mái nhất trên giường. Đừng quên dành chút không gian cho bạn đời của mình.
Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ những loại thức ăn bạn phải tránh. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn. Phó-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống đều có thể có nguy cơ. Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
Nếu bạn thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi bạn chỉ muốn biết để an tâm hơn

Thai nhi tuần 24
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay hộ sinh của bạn xem bạn có cần được kiểm tra nồng độ huyết sắc tố (Haemoglobin) vào lần khám thai tới hay không. Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Bạn nhớ ăn các thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn.

Tuần thai 25
Hãy nghĩ xem bạn muốn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho em bé như thế nào. Một trong những yếu tố quan trọng của một chế độ cho con bú tốt chính là tinh thần của người mẹ trong suốt quá trình mang thai. Những tác động khác gồm có: bạn đời biết quan tâm hỗ trợ, thái độ tích cực của bà ngoại và/hoặc bà nội em bé; và những phản ứng từ những người khác trong gia đình, trong cộng đồng.
Hãy đi xem trước bệnh viện hay nhà hộ sinh nơi bạn dự định sinh em bé. Nếu bạn chưa đặt phòng, hãy tìm hiểu các lựa chọn khác nhau. Một số bệnh viện tư yêu cầu đặt cọc trước khi họ tiến hành thủ tục.
Bạn hãy tìm hiểu về ghế ngồi ô tô dành cho em bé để biết loại nào sẽ vừa vặn nhất với xe của bạn, và an toàn nhất cho bé. Nếu bạn dự định thuê những thứ này, bạn nên đặt từ bây giờ.

Lời khuyên cho tuần 26
Nếu bạn cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của bạn. Hãy nằm nghiêng qua một bên để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.
Cẩn thận với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi cơ thể của bạn ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Nói về relaxin, nồng độ của nội tiết tố quan trọng này khi bạn mang thai sẽ tăng gấp 10 lần so với khi bạn bình thường.
Xoa dịu cảm giác đau lưng bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản khoa về việc làm thế nào mà bạn có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của bạn để chống chịu với những cơn đau.
Đi nghỉ. Đây chính là lúc thích hợp nhất để sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng trước khi bạn sinh con. Có một kỳ nghỉ khá hợp lý từ lúc bạn nghỉ làm cho tới ngày sinh có thể sẽ làm sức khỏe của bạn hồi phục khá hiệu quả. Đây cũng là thời gian để bạn tịnh tâm và suy nghĩ đến những việc quan trọng sắp tới trong cuộc sống. Nếu bạn đã con con rồi, lúc này bạn sẽ có cơ hội để chia sẻ, hỏi han trực tiếp con cái của bạn về cảm giác của chúng trước khi chúng sẵn sàng đón nhận một người em ruột sắp chào đời.
Chỉ còn ba tháng nữa thôi là bạn sẽ được gặp bé yêu rồi đấy! Tiếp theo bạn sẽ bước qua giai đoạn mang thai tháng thứ 7 rồi đấy.


Bạn đã mang thai được 6 tháng. Bụng của bạn đã tròn to lên. Bạn chắc chắn đã bắt đầu lên kế hoạch cho ngày sinh em bé và đang suy tính mình sẽ cần những gì. Nếu bạn đã từng sinh con thì điều này khá là đơn giản với bạn, nhưng nếu đây là lần đầu, có vẻ như bạn sẽ “bơi” trong hàng đống những lo lắng và những việc cần chuẩn bị. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể tkhi mang thai tháng thứ 6 qua từng tuần thai nhé.



Thay đổi của cơ thể bạn trong tuần 23
Bạn thấy có một ít máu trên bàn chải đánh răng? Lợi của bạn đang làm việc "ngoài giờ" để hỗ trợ răng và hệ xương bao quanh. Bạn cũng có thể phát hiện thấy lợi của mình bị sưng hoặc viêm. Nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm. Lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi. Hãy nhớ rằng bạn nên hẹn gặp nha sĩ ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ.

Dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung của bạn cũng đang tập thể dục! Progesterone và Relaxin, những hoóc môn quan trọng trong thai kỳ, đang phù phép bằng cách nới lỏng và làm chùng những bó xơ căng cứng. Điều này giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở, nhưng nó đi kèm với việc khiến cho mọi thứ trở nên lỏng lẻo hơn. Tắm nước ấm, xoa bóp bụng và thậm chí là vật lý trị liệu đều có thể giúp xoa dịu sự khó chịu.

Bạn thường xuyên mở tủ lạnh và cảm giác bạn không bao giờ no? Bạn luôn luôn tìm thứ gì đó để ăn? Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé của bạn. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt, bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp em bé của bạn phát triển.

Thai nhi tuần 24
Bụng của bạn mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ bạn khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Một số chị em thấy việc thay đổi trên cơ thể mình thật đáng báo động bởi họ đã trở nên kém hấp dẫn đi, nhưng số khác thì chấp nhận sự thật này dễ dàng hơn, bởi họ cho rằng đương nhiên là mọi chuyện phải thế. Mang thai đơn giản là một quá trình sinh học. Việc người mẹ cảm thấy thế nào về hình thức của mình cũng chẳng làm thay đổi được những gì đang diễn ra với cơ thể họ. Hầu như mọi thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai đều có nguyên nhân rõ ràng.

Tổng lượng máu trong người bạn tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai. Nhưng khi đến gần tuần thứ 35 thì lượng máu mới lên tới đỉnh điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.
Tuần này bạn sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con của bạn co cứng lại vào những lúc bất chợt. Đừng lo lắng trừ phi bạn quá đau, hay các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, hoặc bạn bắt đầu bị đau lưng dưới. Đặc biệt, bạn sẽ bị chứng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.
Sẽ có nhiều thay đổi diễn ra trong ruột của bạn nữa, thật không dễ chịu gì. Chứng táo bón là một vị khách lì lợm cứ cố dai dẳng ở lại với bạn, và bạn cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện, nhiều hơn mức bạn muốn. Nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.

Từ giờ trở đi, phải rất cẩn thận mỗi khi bạn đứng lên. Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên. Nếu bạn thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại. Bạn cứ yên tâm là mình không phải bà bầu đầu tiên làm như thế, và càng không phải là người cuối cùng.

Mang thai tuần 25
Khi bụng bạn lớn ra, thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra bởi dạ con của bạn cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Thi thoảng bạn nên thở thật sâu. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc cầu thang máy rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của bạn trở nên gấp gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, bạn cần phải để cho phổi của bạn đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả bạn lẫn bé.

Bạn có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da bạn đang duỗi ra. Bạn có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên, và đừng làm gì để da bạn bị nóng lên.
Có thể bạn sẽ bị mất ngủ ở tuần thứ 25 này. Bạn thường cảm thấy mình đã rất mệt khi lên giường, thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Tâm trí bạn cứ đầy ắp suy nghĩ về mọi thứ, và vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn dậy đi vệ sinh. Lại nói về chuyện đi vệ sinh, có thể bạn thường phải đi vào nhà vệ sinh vài lần một đêm, và rõ ràng là phải thức dậy nhiều lần trong đêm như vậy không giúp ích gì cho chứng mất ngủ của bạn. Nhưng cứ nằm trên giường lăn qua lại thì cũng tệ chả kém. Nếu bạn bị mất ngủ như thế, thì bạn nên ngồi dậy một lúc. Có thể xem truyền hình, uống một cốc sữa, đi tắm, hoặc đọc sách. Những thứ nhẹ nhàng dễ chịu như là những tấm ga trải giường sạch sẽ thơm tho, không khí trong lành, gió quạt dìu dịu thổi qua người, hay một chồng gối êm êm đều có thể giúp cho bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.

Khi bạn đang bị mất ngủ về đêm, thì hãy cố gắng chống cự với cơn thèm ngủ ban chiều. Thay vào đó, hãy đi ngủ sớm hơn và tận dụng sự mệt mỏi của cơ thể lúc này. Cố gắng đi ngủ điều độ và tránh dùng máy tính trước lúc ngủ. Bạn cần gạt hết mọi yếu tố gây kích thích từ môi trường chứ không phải là tạo thêm điều kiện để chúng tác động đến giấc ngủ của bạn.
Có thể bạn sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này, và có thể bạn cần nẹp tay nếu chuyên gia vật lý trị liệu của bạn thấy cần thiết. Nếu bạn thấy quá khó chịu, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.

Mang thai tuần 26
Mang thai tháng thứ 6, những dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện. Xin đừng hoảng hốt nếu bạn thấy chúng. Những dấu đỏ ấy là không-thể-tránh-khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và trông rất rõ ràng, trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể nhận biết được.
Bạn sẽ thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống, và rõ ràng bạn cũng không nên làm như vậy. Hãy tìm những cách khác hiệu quả hơn. Nếu bạn còn đi làm, hãy sắp xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi tính của bạn cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần.

Vú của bạn cũng bắt đầu sản xuất sữa non, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là một chất lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng, chứa rất nhiều kháng thể (các chất trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn). Đây là dấu hiệu tuyến vú của bạn bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa ra đời. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.  

Những thai đổi khi mang thai tháng thứ 6

Bạn đã mang thai được 6 tháng. Bụng của bạn đã tròn to lên. Bạn chắc chắn đã bắt đầu lên kế hoạch cho ngày sinh em bé và đang suy tính mình sẽ cần những gì. Nếu bạn đã từng sinh con thì điều này khá là đơn giản với bạn, nhưng nếu đây là lần đầu, có vẻ như bạn sẽ “bơi” trong hàng đống những lo lắng và những việc cần chuẩn bị. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể tkhi mang thai tháng thứ 6 qua từng tuần thai nhé.



Thay đổi của cơ thể bạn trong tuần 23
Bạn thấy có một ít máu trên bàn chải đánh răng? Lợi của bạn đang làm việc "ngoài giờ" để hỗ trợ răng và hệ xương bao quanh. Bạn cũng có thể phát hiện thấy lợi của mình bị sưng hoặc viêm. Nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm. Lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi. Hãy nhớ rằng bạn nên hẹn gặp nha sĩ ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ.

Dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung của bạn cũng đang tập thể dục! Progesterone và Relaxin, những hoóc môn quan trọng trong thai kỳ, đang phù phép bằng cách nới lỏng và làm chùng những bó xơ căng cứng. Điều này giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở, nhưng nó đi kèm với việc khiến cho mọi thứ trở nên lỏng lẻo hơn. Tắm nước ấm, xoa bóp bụng và thậm chí là vật lý trị liệu đều có thể giúp xoa dịu sự khó chịu.

Bạn thường xuyên mở tủ lạnh và cảm giác bạn không bao giờ no? Bạn luôn luôn tìm thứ gì đó để ăn? Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé của bạn. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt, bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp em bé của bạn phát triển.

Thai nhi tuần 24
Bụng của bạn mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ bạn khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng. Một số chị em thấy việc thay đổi trên cơ thể mình thật đáng báo động bởi họ đã trở nên kém hấp dẫn đi, nhưng số khác thì chấp nhận sự thật này dễ dàng hơn, bởi họ cho rằng đương nhiên là mọi chuyện phải thế. Mang thai đơn giản là một quá trình sinh học. Việc người mẹ cảm thấy thế nào về hình thức của mình cũng chẳng làm thay đổi được những gì đang diễn ra với cơ thể họ. Hầu như mọi thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai đều có nguyên nhân rõ ràng.

Tổng lượng máu trong người bạn tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai. Nhưng khi đến gần tuần thứ 35 thì lượng máu mới lên tới đỉnh điểm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày.
Tuần này bạn sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con của bạn co cứng lại vào những lúc bất chợt. Đừng lo lắng trừ phi bạn quá đau, hay các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, hoặc bạn bắt đầu bị đau lưng dưới. Đặc biệt, bạn sẽ bị chứng này nhiều hơn sau mỗi lần cúi người xuống, đứng thẳng lên, sau khi quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.
Sẽ có nhiều thay đổi diễn ra trong ruột của bạn nữa, thật không dễ chịu gì. Chứng táo bón là một vị khách lì lợm cứ cố dai dẳng ở lại với bạn, và bạn cảm thấy như mình đang dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện, nhiều hơn mức bạn muốn. Nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.

Từ giờ trở đi, phải rất cẩn thận mỗi khi bạn đứng lên. Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên. Nếu bạn thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại. Bạn cứ yên tâm là mình không phải bà bầu đầu tiên làm như thế, và càng không phải là người cuối cùng.

Mang thai tuần 25
Khi bụng bạn lớn ra, thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra bởi dạ con của bạn cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Thi thoảng bạn nên thở thật sâu. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc cầu thang máy rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của bạn trở nên gấp gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, bạn cần phải để cho phổi của bạn đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả bạn lẫn bé.

Bạn có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da bạn đang duỗi ra. Bạn có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên, và đừng làm gì để da bạn bị nóng lên.
Có thể bạn sẽ bị mất ngủ ở tuần thứ 25 này. Bạn thường cảm thấy mình đã rất mệt khi lên giường, thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Tâm trí bạn cứ đầy ắp suy nghĩ về mọi thứ, và vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn dậy đi vệ sinh. Lại nói về chuyện đi vệ sinh, có thể bạn thường phải đi vào nhà vệ sinh vài lần một đêm, và rõ ràng là phải thức dậy nhiều lần trong đêm như vậy không giúp ích gì cho chứng mất ngủ của bạn. Nhưng cứ nằm trên giường lăn qua lại thì cũng tệ chả kém. Nếu bạn bị mất ngủ như thế, thì bạn nên ngồi dậy một lúc. Có thể xem truyền hình, uống một cốc sữa, đi tắm, hoặc đọc sách. Những thứ nhẹ nhàng dễ chịu như là những tấm ga trải giường sạch sẽ thơm tho, không khí trong lành, gió quạt dìu dịu thổi qua người, hay một chồng gối êm êm đều có thể giúp cho bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.

Khi bạn đang bị mất ngủ về đêm, thì hãy cố gắng chống cự với cơn thèm ngủ ban chiều. Thay vào đó, hãy đi ngủ sớm hơn và tận dụng sự mệt mỏi của cơ thể lúc này. Cố gắng đi ngủ điều độ và tránh dùng máy tính trước lúc ngủ. Bạn cần gạt hết mọi yếu tố gây kích thích từ môi trường chứ không phải là tạo thêm điều kiện để chúng tác động đến giấc ngủ của bạn.
Có thể bạn sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này, và có thể bạn cần nẹp tay nếu chuyên gia vật lý trị liệu của bạn thấy cần thiết. Nếu bạn thấy quá khó chịu, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.

Mang thai tuần 26
Mang thai tháng thứ 6, những dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện. Xin đừng hoảng hốt nếu bạn thấy chúng. Những dấu đỏ ấy là không-thể-tránh-khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và trông rất rõ ràng, trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể nhận biết được.
Bạn sẽ thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống, và rõ ràng bạn cũng không nên làm như vậy. Hãy tìm những cách khác hiệu quả hơn. Nếu bạn còn đi làm, hãy sắp xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi tính của bạn cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần.

Vú của bạn cũng bắt đầu sản xuất sữa non, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là một chất lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng, chứa rất nhiều kháng thể (các chất trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn). Đây là dấu hiệu tuyến vú của bạn bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa ra đời. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.  


Mang thai tháng thứ 6 - Nhờ sự phát triển của các tế bào thần kinh, bé đã phản ứng một cách rõ ràng và có chủ đích hơn, khiến bạn cảm nhận được thai máy thường xuyên hơn.

Tuần thứ 21
Khi bước sang giai đoạn mang thai tháng thứ 6 là bạn đã đi được nửa chặng đường của thai kỳ rồi đấy, chúc mừng bạn!
Mặc dù phụ nữ nào cũng vui mừng biết mình có thai những không phải tất cả đều vui vẻ chấp nhận thay đổi vóc dáng của họ. Bạn hãy nhớ rằng, có bầu với một vòng eo đang ngày càng phát tướng không có nghĩa là bạn ăn mặc lôi thôi. Hãy nuông chiều bản thân một chút bằng việc sắm sửa vài bộ quần áo bầu xinh xắn và thường xuyên massage nhẹ nhàng cho cơ thể. Giữ thói quen tập thể dục của bạn, nó sẽ khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và tốt cả cho em bé đấy.

Trong tuần này, hệ thống tiêu hóa của thai nhi đang phát triển mạnh, giúp bào thai có khả năng nuốt nước ối. Việc nuốt nước ối có thể giúp hệ tiêu hóa của bào thai càng sinh trưởng, phát triển hơn và có thể thực hiện được chức năng của nó ngay sau khi bé chào đời. Bên cạnh đó, bé cũng đang lên cân đều hơn.

Tuần thứ 22
Bạn nghĩ sao về việc sẽ đặt tên cho em bé từ bây giờ?
Có lẽ đến thời điểm này, các bạn đều đã xác định được giới tính của em bé. Vậy thì hãy cũng với chồng mình lên một danh sách những cái tên đầy ý nghĩa cho con. Điều đó chắc chắn sẽ rất thú vị đối với cả bố và mẹ bé đấy. Bạn cũng nên uống nhiều nước, và chú ý tập giữ thăng bằng cơ thể để cảm thấy dễ dàng hơn trong những tháng tới nhé.

Thời điểm này bé cần nhiều vitamin và khoáng chất để phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bạn cần tăng cường bổ sung vitamin, đặc biệt là chất sắt vì cơ thể bé đòi hỏi chúng để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác. Nhờ sự phát triển của các tế bào thần kinh, bé đã phản ứng một cách rõ ràng và có chủ đích hơn, khiến bạn cảm nhận được “thai máy” thường xuyên hơn.



Tuần thứ 23
Bạn có thể cảm thấy một chút mất cân bằng, cả về thể chất và tinh thần.
Việc mang thai đầy mệt mỏi, áp lực về công việc, gia đình…khiến bạn cảm thấy khó kiểm soát cảm xúc hơn. Đôi lúc, bạn cảm thấy bất lực với cơ thểvụng về và thiếu sự phối hợp của mình. Những cơn đau lưng, đau vùng xương chậu… hành hạ bạn. Đừng lo lắng, điều đó là rất bình thưởng. Hãy chia sẻ chúng với chồng bạn, mẹ bạn và cả những bà mẹ tương lai bạn quen trong lớp học tiền sản nữa, bạn sẽ cảm thấy khá hơn nhiều.

Bước vào tuần thai thứ 23 của tháng thứ 6, cân nặng của bé đã tăng khoảng từ 430 – 500g, chiều dài khoảng 25 – 27cm. Dây rốn – chiếc chìa khóa sinh tồn của bé dài và khỏe hơn. Bây giờ bé đặc biệt nhạy cảm với tiềng ồn lớn. Vì thế, hãy cho bé nghe nhạc nhiều hơn. Âm nhạc êm dịu hoặc giọng nói nhẹ nhàng của bạn sẽ khiến bé thích thú hơn đấy.

Vai trò của bạn bây giờ là tạo dựng cho bé tất cả những gì tốt nhất để bé bước vào thế giới. Giữ thói quen dưỡng thai của bạn bằng những thực phẩm lành mạnh vì chắc chắn rằng đây là thời điểm cơ thể của bạn đang đòi hỏi nhiều dưỡng chất cho bé nhất. Bạn có thể hơi khó chịu vì cảm thấy quá nóng, chảy máu chân răng, chuột rút… Tình trạng rạn da có thể bắt đầu hình thành trên bụng, đùi, ngực và mông. Hãy yên tâm, những vấn đề phiền nhiễu này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất khi bé chào đời.

Thai kỳ tháng thứ 6 này, hệ thống cơ thể của bé của bạn đang ngày càng hoạt động nhịp nhàng hơn. Thời điểm này, cơ thể bé trở nên cân đối và bắt đầu mập mạp hơn. Não bé tiếp tục phát triển tinh vi và phức tạp hơn. Phổi đang phát triển các nhánh của cơ quan hô hấp. Vị giác cũng đặc biêt nhạy cảm hơn.

Mang thai tháng thứ 6 cần biết

Mang thai tháng thứ 6 - Nhờ sự phát triển của các tế bào thần kinh, bé đã phản ứng một cách rõ ràng và có chủ đích hơn, khiến bạn cảm nhận được thai máy thường xuyên hơn.

Tuần thứ 21
Khi bước sang giai đoạn mang thai tháng thứ 6 là bạn đã đi được nửa chặng đường của thai kỳ rồi đấy, chúc mừng bạn!
Mặc dù phụ nữ nào cũng vui mừng biết mình có thai những không phải tất cả đều vui vẻ chấp nhận thay đổi vóc dáng của họ. Bạn hãy nhớ rằng, có bầu với một vòng eo đang ngày càng phát tướng không có nghĩa là bạn ăn mặc lôi thôi. Hãy nuông chiều bản thân một chút bằng việc sắm sửa vài bộ quần áo bầu xinh xắn và thường xuyên massage nhẹ nhàng cho cơ thể. Giữ thói quen tập thể dục của bạn, nó sẽ khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và tốt cả cho em bé đấy.

Trong tuần này, hệ thống tiêu hóa của thai nhi đang phát triển mạnh, giúp bào thai có khả năng nuốt nước ối. Việc nuốt nước ối có thể giúp hệ tiêu hóa của bào thai càng sinh trưởng, phát triển hơn và có thể thực hiện được chức năng của nó ngay sau khi bé chào đời. Bên cạnh đó, bé cũng đang lên cân đều hơn.

Tuần thứ 22
Bạn nghĩ sao về việc sẽ đặt tên cho em bé từ bây giờ?
Có lẽ đến thời điểm này, các bạn đều đã xác định được giới tính của em bé. Vậy thì hãy cũng với chồng mình lên một danh sách những cái tên đầy ý nghĩa cho con. Điều đó chắc chắn sẽ rất thú vị đối với cả bố và mẹ bé đấy. Bạn cũng nên uống nhiều nước, và chú ý tập giữ thăng bằng cơ thể để cảm thấy dễ dàng hơn trong những tháng tới nhé.

Thời điểm này bé cần nhiều vitamin và khoáng chất để phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bạn cần tăng cường bổ sung vitamin, đặc biệt là chất sắt vì cơ thể bé đòi hỏi chúng để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác. Nhờ sự phát triển của các tế bào thần kinh, bé đã phản ứng một cách rõ ràng và có chủ đích hơn, khiến bạn cảm nhận được “thai máy” thường xuyên hơn.



Tuần thứ 23
Bạn có thể cảm thấy một chút mất cân bằng, cả về thể chất và tinh thần.
Việc mang thai đầy mệt mỏi, áp lực về công việc, gia đình…khiến bạn cảm thấy khó kiểm soát cảm xúc hơn. Đôi lúc, bạn cảm thấy bất lực với cơ thểvụng về và thiếu sự phối hợp của mình. Những cơn đau lưng, đau vùng xương chậu… hành hạ bạn. Đừng lo lắng, điều đó là rất bình thưởng. Hãy chia sẻ chúng với chồng bạn, mẹ bạn và cả những bà mẹ tương lai bạn quen trong lớp học tiền sản nữa, bạn sẽ cảm thấy khá hơn nhiều.

Bước vào tuần thai thứ 23 của tháng thứ 6, cân nặng của bé đã tăng khoảng từ 430 – 500g, chiều dài khoảng 25 – 27cm. Dây rốn – chiếc chìa khóa sinh tồn của bé dài và khỏe hơn. Bây giờ bé đặc biệt nhạy cảm với tiềng ồn lớn. Vì thế, hãy cho bé nghe nhạc nhiều hơn. Âm nhạc êm dịu hoặc giọng nói nhẹ nhàng của bạn sẽ khiến bé thích thú hơn đấy.

Vai trò của bạn bây giờ là tạo dựng cho bé tất cả những gì tốt nhất để bé bước vào thế giới. Giữ thói quen dưỡng thai của bạn bằng những thực phẩm lành mạnh vì chắc chắn rằng đây là thời điểm cơ thể của bạn đang đòi hỏi nhiều dưỡng chất cho bé nhất. Bạn có thể hơi khó chịu vì cảm thấy quá nóng, chảy máu chân răng, chuột rút… Tình trạng rạn da có thể bắt đầu hình thành trên bụng, đùi, ngực và mông. Hãy yên tâm, những vấn đề phiền nhiễu này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất khi bé chào đời.

Thai kỳ tháng thứ 6 này, hệ thống cơ thể của bé của bạn đang ngày càng hoạt động nhịp nhàng hơn. Thời điểm này, cơ thể bé trở nên cân đối và bắt đầu mập mạp hơn. Não bé tiếp tục phát triển tinh vi và phức tạp hơn. Phổi đang phát triển các nhánh của cơ quan hô hấp. Vị giác cũng đặc biêt nhạy cảm hơn.


Bạn có biết mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ bé phát triển rất nhanh, và thời kỳ này bé có rất nhiều tay đổi, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về 3 tháng giữa này nhé.


Mang thai 3 tháng đầu hạnh phúc, hồi hộp với sự có mặt của con yêu, thì đến 3 tháng giữa, dường như hầu hết các mẹ đều không quan tâm nhiều đến thai kỳ cũng như sự phát triển của con nữa. Giai đoạn giữa này, em bé cũng đã ổn định trong bụng mẹ khiến đôi lúc mẹ lãng quên rằng có một sinh linh đang lớn lên trong bụng mẹ. Và đó cũng là lý do khiến các mẹ ít có hiểu biết về sự phát triển của con yêu giai đoạn này. Thực tế, từ khi mang thai tháng thứ 6 có thể coi là thời điểm bé phát triển nhanh ngoạn mục với rất nhiều thay đổi mà không phải mẹ bầu nào cũng biết:

Bé tăng gấp đôi kích thước
So với 3 tháng đầu, đến giai đoạn này em bé đã tăng gấp đôi kích cỡ. Nếu so sánh sự tăng trưởng này với một người bình thường, chắc chắn bạn sẽ không khỏi giật mình. Từ một phôi thai nhỏ xíu, giờ đây em bé đã dài hơn 25cm. Ngoài ra, thai nhi còn có rất nhiều bước phát triển kinh ngạc ở những bộ phận khác.

Lông mi xuất hiện
Đây không phải là điều gì quá to tát nhưng với một sinh linh bé nhỏ thì sự kiện lông mi xuất hiện cũng trọng đại lắm đó. Mặc dù mẹ mới đang ở nửa chặng đường thai nghén, nhưng những bộ phận nhỏ bé nhất của con trong bụng đã hoàn thành nhiệm vụ của chúng.

Giấc ngủ theo chu kỳ
Mặc dù bé chưa hề biết ngủ xuyên đêm như trẻ sơ sinh nhưng ngay từ những tháng này, thai nhi đã hình thành chu kỳ ngủ – thức theo giờ. Tuy nhiên, sẽ có những lúc mẹ cảm thấy rất buồn ngủ nhưng em bé thì đang nhảy múa trong bụng. Bé không hề ngủ theo lịch của mẹ đâu nhé.

Bé có thể nghe
Một sự phát triển kinh ngạc xảy ra vào tháng thứ 4 thai kỳ đó là em bé đã phát triển khả năng nghe khá hoàn hảo. Mang thai tháng thứ 7, em bé đã biết phân biệt được giọng nói của mẹ. Mẹ hãy bắt đầu kết nối với con thông qua những câu chuyện cổ tích hoặc những bài hát ru cho bé nhé.

Xuất hiện dấu vân chân, tay
Ngay từ trong bào thai ở cuối giai đoạn này, dấu vân chân, tay riêng biệt của bé đã xuất hiện. Và dù còn khá nhỏ nhưng móng tay và móng chân của bé cũng đã hình thành và phát triển rồi đấy.

Sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa

Bạn có biết mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ bé phát triển rất nhanh, và thời kỳ này bé có rất nhiều tay đổi, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về 3 tháng giữa này nhé.


Mang thai 3 tháng đầu hạnh phúc, hồi hộp với sự có mặt của con yêu, thì đến 3 tháng giữa, dường như hầu hết các mẹ đều không quan tâm nhiều đến thai kỳ cũng như sự phát triển của con nữa. Giai đoạn giữa này, em bé cũng đã ổn định trong bụng mẹ khiến đôi lúc mẹ lãng quên rằng có một sinh linh đang lớn lên trong bụng mẹ. Và đó cũng là lý do khiến các mẹ ít có hiểu biết về sự phát triển của con yêu giai đoạn này. Thực tế, từ khi mang thai tháng thứ 6 có thể coi là thời điểm bé phát triển nhanh ngoạn mục với rất nhiều thay đổi mà không phải mẹ bầu nào cũng biết:

Bé tăng gấp đôi kích thước
So với 3 tháng đầu, đến giai đoạn này em bé đã tăng gấp đôi kích cỡ. Nếu so sánh sự tăng trưởng này với một người bình thường, chắc chắn bạn sẽ không khỏi giật mình. Từ một phôi thai nhỏ xíu, giờ đây em bé đã dài hơn 25cm. Ngoài ra, thai nhi còn có rất nhiều bước phát triển kinh ngạc ở những bộ phận khác.

Lông mi xuất hiện
Đây không phải là điều gì quá to tát nhưng với một sinh linh bé nhỏ thì sự kiện lông mi xuất hiện cũng trọng đại lắm đó. Mặc dù mẹ mới đang ở nửa chặng đường thai nghén, nhưng những bộ phận nhỏ bé nhất của con trong bụng đã hoàn thành nhiệm vụ của chúng.

Giấc ngủ theo chu kỳ
Mặc dù bé chưa hề biết ngủ xuyên đêm như trẻ sơ sinh nhưng ngay từ những tháng này, thai nhi đã hình thành chu kỳ ngủ – thức theo giờ. Tuy nhiên, sẽ có những lúc mẹ cảm thấy rất buồn ngủ nhưng em bé thì đang nhảy múa trong bụng. Bé không hề ngủ theo lịch của mẹ đâu nhé.

Bé có thể nghe
Một sự phát triển kinh ngạc xảy ra vào tháng thứ 4 thai kỳ đó là em bé đã phát triển khả năng nghe khá hoàn hảo. Mang thai tháng thứ 7, em bé đã biết phân biệt được giọng nói của mẹ. Mẹ hãy bắt đầu kết nối với con thông qua những câu chuyện cổ tích hoặc những bài hát ru cho bé nhé.

Xuất hiện dấu vân chân, tay
Ngay từ trong bào thai ở cuối giai đoạn này, dấu vân chân, tay riêng biệt của bé đã xuất hiện. Và dù còn khá nhỏ nhưng móng tay và móng chân của bé cũng đã hình thành và phát triển rồi đấy.


Thai nhi tuần 22
Em bé của bạn nặng khoảng 430g trong tuần này và từ đầu đến chân dài khoảng 27,8cm. Nó đang tạo vân tay và vân chân, những dấu hiệu độc nhất phản ánh DNA của riêng nó, phân biệt nó với bất kỳ ai khác.



Em bé của bạn tăng khoảng 170g/tuần, bằng với trọng lượng nó sẽ tăng trong một vài tháng sau khi ra đời. Chất béo, cơ và hệ xương đang phát triển chiếm phần lớn trọng lượng tăng lên.
Em bé có lông mi và lông mày vào tuần này nhưng chúng vẫn cần phải cạnh tranh không gian trên khuôn mặt nhỏ bé đầy lông. Đừng buồn. Lượng lông tóc quá độ đó sẽ biến mất khi bạn đến gần ngày sinh, chỉ còn lại lông tóc ở những nơi cần thiết. Luật bất thành văn là bé trai sẽ có lông mi dài nhất, không bao giờ là bé gái. Không, đúng là không công bằng chút nào.
Em bé giờ đây cũng có chút khả năng điều khiển các giác quan. Ngũ quan đang dần trưởng thành, để đến khi ra đời, em bé có thể đáp lại kích thích khi được cho ăn.
Các em bé sinh ra vào tuần thứ 22 cần được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt để có thể sống sót. Tuy nhiên, khoa học chăm sóc trẻ sinh non một tháng tuổi được cải thiện có nghĩa là những tác động sức khỏe dài hạn đối với trẻ đã giảm hẳn so với trước kia.

Thay đổi của thai nhi tuần 23
Tuần này lỗ mũi của em bé đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
Em bé của bạn có thể nằm theo tư thế ngồi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo tử cung của bạn. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.
Hãy nghĩ đến việc đầu tư một cuốn lịch dành cho em bé và theo dõi các thay đổi với em bé khi bạn đến gần ngày sinh. Hãy nhớ em bé của bạn là duy nhất, và cho dù nó có thể giống với nhiều em bé khác, nó vẫn là một cá thể nhỏ bé và duy nhất.
Nếu bạn có cuộc hẹn khám tiền sản vào tuần này, hãy lắng nghe tim thai. Trung bình, em bé sẽ có nhịp tim nhanh gấp đôi bà mẹ. Bạn sẽ có cảm giác vô cùng an tâm khi lắng nghe nhịp đập liên hồi đó. Một vài phụ nữ mua bộ dụng cụ nghe tim thai tại gia, để họ có thể theo dõi nhịp tim của em bé. Điều này là không cần thiết nếu thai kỳ khỏe mạnh và có nguy cơ thấp

Thai nhi tuần 24
Em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng. Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông.
Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này nhé.
Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.
Em bé của bạn dài hơn, và cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Trung bình, một em bé khi mới ra đời nặng chừng 3.5kg. Cân nặng của em bé bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình thai nghén, bởi gien trội và các yếu tố di truyền khác.
Em bé giờ đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch" vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.

Thai nhi tuần 25
Thai nhi được 25 tuần tuổi, chúng ta đã có thể đo chiều dài em bé từ đầu đến chân. Em bé sẽ ít co người lại hơn, mà sẽ duỗi ra nhiều hơn. Chiều dài trung bình của em bé ở tuần thai thứ 25 là 34,6cm. Em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn, và đang đầy đặn dần lên.
Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần, nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.
Em bé của bạn đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn, biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần thứ 25 trở đi, cử chỉ này không phải là ngẫu nhiên nữa, mà thật sự là một thú vui nho nhỏ của bé. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình, là một cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ. Tất cả không khí cung cấp cho em bé bây giờ đều vẫn thông qua nhau thai.

Thai nhi tuần 26
Bé sẽ tiếp tục tập thở ở giai đoạn này, hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi nuốt luôn chất dịch này. Bé cũng sẽ bú, chớp mắt, xoay người, đá, quơ quào và đôi khi là nấc cụt.
Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn (giấc ngủ với chuyển động mắt liên tục- REM) ở tuần thứ 26 này. Những giấc ngủ như vậy rất quan trọng cho não bộ của bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em mới sinh trải qua phần lớn giai đoạn giấc ngủ nông như vậy trong khi ngủ, vì vậy mà đứa trẻ trong bụng của bạn cũng sẽ dành thời gian để tập luyện với giấc ngủ nông trước khi chào đời.
Bộ não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây.
Giai đoạn này tóc của bé cũng sẽ trải qua giai đoạn phát triển khá nhanh. Một số bé được sinh ra với tóc mọc như những người bị hói, hay là tóc rất mỏng đến nỗi có thể không phân biệt được. Một số khác được sinh ra với một mái tóc rõ ràng. Những quan niệm rằng việc mẹ bị ợ chua chính là dấu hiệu cho thấy con họ có rất nhiều tóc là hoàn toàn không đúng sự thật.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6

Thai nhi tuần 22
Em bé của bạn nặng khoảng 430g trong tuần này và từ đầu đến chân dài khoảng 27,8cm. Nó đang tạo vân tay và vân chân, những dấu hiệu độc nhất phản ánh DNA của riêng nó, phân biệt nó với bất kỳ ai khác.



Em bé của bạn tăng khoảng 170g/tuần, bằng với trọng lượng nó sẽ tăng trong một vài tháng sau khi ra đời. Chất béo, cơ và hệ xương đang phát triển chiếm phần lớn trọng lượng tăng lên.
Em bé có lông mi và lông mày vào tuần này nhưng chúng vẫn cần phải cạnh tranh không gian trên khuôn mặt nhỏ bé đầy lông. Đừng buồn. Lượng lông tóc quá độ đó sẽ biến mất khi bạn đến gần ngày sinh, chỉ còn lại lông tóc ở những nơi cần thiết. Luật bất thành văn là bé trai sẽ có lông mi dài nhất, không bao giờ là bé gái. Không, đúng là không công bằng chút nào.
Em bé giờ đây cũng có chút khả năng điều khiển các giác quan. Ngũ quan đang dần trưởng thành, để đến khi ra đời, em bé có thể đáp lại kích thích khi được cho ăn.
Các em bé sinh ra vào tuần thứ 22 cần được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt để có thể sống sót. Tuy nhiên, khoa học chăm sóc trẻ sinh non một tháng tuổi được cải thiện có nghĩa là những tác động sức khỏe dài hạn đối với trẻ đã giảm hẳn so với trước kia.

Thay đổi của thai nhi tuần 23
Tuần này lỗ mũi của em bé đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
Em bé của bạn có thể nằm theo tư thế ngồi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo tử cung của bạn. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.
Hãy nghĩ đến việc đầu tư một cuốn lịch dành cho em bé và theo dõi các thay đổi với em bé khi bạn đến gần ngày sinh. Hãy nhớ em bé của bạn là duy nhất, và cho dù nó có thể giống với nhiều em bé khác, nó vẫn là một cá thể nhỏ bé và duy nhất.
Nếu bạn có cuộc hẹn khám tiền sản vào tuần này, hãy lắng nghe tim thai. Trung bình, em bé sẽ có nhịp tim nhanh gấp đôi bà mẹ. Bạn sẽ có cảm giác vô cùng an tâm khi lắng nghe nhịp đập liên hồi đó. Một vài phụ nữ mua bộ dụng cụ nghe tim thai tại gia, để họ có thể theo dõi nhịp tim của em bé. Điều này là không cần thiết nếu thai kỳ khỏe mạnh và có nguy cơ thấp

Thai nhi tuần 24
Em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng. Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông.
Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này nhé.
Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.
Em bé của bạn dài hơn, và cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Trung bình, một em bé khi mới ra đời nặng chừng 3.5kg. Cân nặng của em bé bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình thai nghén, bởi gien trội và các yếu tố di truyền khác.
Em bé giờ đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch" vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.

Thai nhi tuần 25
Thai nhi được 25 tuần tuổi, chúng ta đã có thể đo chiều dài em bé từ đầu đến chân. Em bé sẽ ít co người lại hơn, mà sẽ duỗi ra nhiều hơn. Chiều dài trung bình của em bé ở tuần thai thứ 25 là 34,6cm. Em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn, và đang đầy đặn dần lên.
Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần, nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.
Em bé của bạn đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn, biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần thứ 25 trở đi, cử chỉ này không phải là ngẫu nhiên nữa, mà thật sự là một thú vui nho nhỏ của bé. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình, là một cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ. Tất cả không khí cung cấp cho em bé bây giờ đều vẫn thông qua nhau thai.

Thai nhi tuần 26
Bé sẽ tiếp tục tập thở ở giai đoạn này, hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi nuốt luôn chất dịch này. Bé cũng sẽ bú, chớp mắt, xoay người, đá, quơ quào và đôi khi là nấc cụt.
Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn (giấc ngủ với chuyển động mắt liên tục- REM) ở tuần thứ 26 này. Những giấc ngủ như vậy rất quan trọng cho não bộ của bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em mới sinh trải qua phần lớn giai đoạn giấc ngủ nông như vậy trong khi ngủ, vì vậy mà đứa trẻ trong bụng của bạn cũng sẽ dành thời gian để tập luyện với giấc ngủ nông trước khi chào đời.
Bộ não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây.
Giai đoạn này tóc của bé cũng sẽ trải qua giai đoạn phát triển khá nhanh. Một số bé được sinh ra với tóc mọc như những người bị hói, hay là tóc rất mỏng đến nỗi có thể không phân biệt được. Một số khác được sinh ra với một mái tóc rõ ràng. Những quan niệm rằng việc mẹ bị ợ chua chính là dấu hiệu cho thấy con họ có rất nhiều tóc là hoàn toàn không đúng sự thật.



Thai nhi tuần 17
Chúc mừng bạn, bạn đã vượt qua nửa chặng đường của thai kỳ. Sau 16 tuần thai kỳ, cơ thể bạn và thai nhi đã có nhiều thay đổi đáng kể. Tuy vậy, một số thai phụ trông vẫn chưa ra dáng bà bầu nhờ sở hữu chiếc bụng thon gọn giúp che bớt phần nào vòng hai đang ngày một lớn lên. Nếu chưa muốn tiết lộ việc bạn đang mang thai, bạn chỉ cần khéo léo chọn trang phục để che đi phần bụng.
Bé lúc này dài khoảng 13 cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Da bé trong suốt đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da. Còn quá sớm để hình thành nên các lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, tuần này xuất hiện một chất đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động từ nhiệt độ bên ngoài của môi trường sau sinh.
Bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu bạn có siêu âm trong tuần này, bạn sẽ được nhìn thấy thận cuả bé.
Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều và tích luỹ năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra những hoạt động của bé khi bé chuyển động xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi bạn đang ngủ. Tuần này bạn đã biết chắc chắn giới tính thai nhi rồi đấy.


Từ tuần thứ 18 cuả thai kỳ, thính giác cuả bé đã được hình thành, bé có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung cũng như nhận ra giọng nói cuả mẹ. Vì vậy bạn hãy thường xuyên trò chuyện với bé để khi sinh ra bé có thể nhận ra giọng nói cuả bạn.
Bé lúc này dài khoảng 13.5 cm tính từ đỉnh đầu tới mông. Một lớp mỏng màu trắng được gọi là gây phủ khắp cơ thể giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn.Hiện giờ, bé được bao quanh bởi 320 ml nước ối với nhiệt độ duy trì ở mức hơi cao hơn một chút so nhiệt độ cơ thể bạn. Nhiệt độ này sẽ giúp bé luôn cảm thấy ấm áp.


Thai nhi tuần 19
Theo bảng so sánh theo kích thước các loại trái cây, ở tuần thứ 19 này, bé sẽ có kích thước bằng quả chuối. Không phải như chuối tiêu đâu, mà quả chuối lớn đấy nhé! Trọng lượng của bé vào khoảng 240 gram, khá nhỏ nhưng sẽ còn tăng lên khá nhiều nữa đấy. Một gợi ý nho nhỏ đối với các bà mẹ muốn ghi nhớ về quá trình tăng trưởng của bé trong bụng mẹ, các số đo của bé khi chào đời là: trọng lượng 3,5kg, vòng đầu 35cm và chiều dài cơ thể 53cm, đều là sự kết hợp của các con số 3 và 5.
Tuần này, não bộ và các cơ của bé đã phối hợp với nhau, có nghĩa là các cử động của bé trở nên ít ngẫu nhiên và bất chừng hơn bởi bé đã có thể điều khiển một phần hoạt động của cơ thể. Ví dụ như khi bạn nằm ở một tư thế đặc biệt mà bé không thích, bạn sẽ cảm thấy bé vặn vẹo để tìm không gian phù hợp. Các bé đúng là biết chọn lựa thật đấy nhỉ?
Trong bụng mẹ, bé liên tục uống và nuốt nước ối. Chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và sau đó thải ra nước tiểu của bé sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai. Các chất thải bắt đầu hình thành trong ruột bé và sẽ được thải ra ở lần đi tiêu đầu tiên của bé.
Bắt đầu từ tuần này, các mầm răng của bé được hình thành. Nước sinh hoạt ở khu vực các bà mẹ sinh sống nếu có bổ sung fluoride sẽ giúp ích cho quá trình này của bé. Nhau thai với nhiệm vụ lọc các chất sẽ chấp nhận fluoride nếu lượng hấp thu ở mức an toàn.


Thai nhi tuần 20
Bé phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này. Rồi thi thoảng bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn của mình, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa kìa.
Tuần này bé phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này. Các chuyên gia khuyên rằng trong thời kỳ mang thai, bạn chỉ cần ăn thêm khoảng 10 phần trăm lượng thực phẩm trước khi mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần bổ sung khoảng 1.050 calo/ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Như vậy, chỉ cần thêm một miếng trái cây, hay một nắm các loại hạt, hoặc một chiếc bánh kẹp nữa là đủ.
Bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.


Thai nhi tuần 21
Bé yêu của bạn trong tuần này nặng khoảng 360 gram và dài khoảng dưới 26,7 cm tính từ đầu đến mông. Trông bé vẫn như một con búp bê bé nhỏ nhưng làn da của bé vẫn còn nhăn nheo. Điều này là bởi vì da bé phát triển nhanh hơn lớp mỡ dưới da. Trong tuần này, bạn được quyền thoải mái ăn uống, miễn sao bạn luôn nhớ rằng đó là để tăng cân cho bé, chứ không phải cho bạn.
Em bé của bạn đang bắt đầu hình thành một chất quan trọng trong phổi, đó là surfactant- một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Bạn hãy liên tưởng đến những chiếc lá trên cây và sẽ hình dung ra được những túi khí nhỏ này cần được mở để có thể truyền dẫn khí ô-xy đến những mạch máu xung quanh. Nếu người mẹ chuyển dạ sớm, thì cần được tiêm steroid để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.
Trong tuần này, qua hình ảnh siêu âm có thể nhìn thấy các khoang tim và những mạch máu chính của tim bé. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng những cơ quan chính này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác của cơ thể bé.
Bé yêu của bạn đã có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng nếu có tiếng ồn lớn đột ngột. Tiếng chó sủa, tiếng đóng sầm cửa, tiếng khởi động xe sẽ khiến bé giật mình đạp mạnh. Xương của bé cũng dần cứng cáp hơn, do đó bạn nhớ uống canxi đầy đủ hàng ngày.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5



Thai nhi tuần 17
Chúc mừng bạn, bạn đã vượt qua nửa chặng đường của thai kỳ. Sau 16 tuần thai kỳ, cơ thể bạn và thai nhi đã có nhiều thay đổi đáng kể. Tuy vậy, một số thai phụ trông vẫn chưa ra dáng bà bầu nhờ sở hữu chiếc bụng thon gọn giúp che bớt phần nào vòng hai đang ngày một lớn lên. Nếu chưa muốn tiết lộ việc bạn đang mang thai, bạn chỉ cần khéo léo chọn trang phục để che đi phần bụng.
Bé lúc này dài khoảng 13 cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Da bé trong suốt đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da. Còn quá sớm để hình thành nên các lớp mỡ dưới da. Tuy nhiên, tuần này xuất hiện một chất đặc biệt giúp bé bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tác động từ nhiệt độ bên ngoài của môi trường sau sinh.
Bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu bạn có siêu âm trong tuần này, bạn sẽ được nhìn thấy thận cuả bé.
Những sợi tóc đầu tiên xuất hiện trên đỉnh đầu và một lớp lông tơ mịn phủ đầy khắp cơ thể. Giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều và tích luỹ năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra những hoạt động của bé khi bé chuyển động xoay người và máy đạp bụng mẹ, nhất là khi bạn đang ngủ. Tuần này bạn đã biết chắc chắn giới tính thai nhi rồi đấy.


Từ tuần thứ 18 cuả thai kỳ, thính giác cuả bé đã được hình thành, bé có thể nghe được những tiếng ồn bên ngoài tử cung cũng như nhận ra giọng nói cuả mẹ. Vì vậy bạn hãy thường xuyên trò chuyện với bé để khi sinh ra bé có thể nhận ra giọng nói cuả bạn.
Bé lúc này dài khoảng 13.5 cm tính từ đỉnh đầu tới mông. Một lớp mỏng màu trắng được gọi là gây phủ khắp cơ thể giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn.Hiện giờ, bé được bao quanh bởi 320 ml nước ối với nhiệt độ duy trì ở mức hơi cao hơn một chút so nhiệt độ cơ thể bạn. Nhiệt độ này sẽ giúp bé luôn cảm thấy ấm áp.


Thai nhi tuần 19
Theo bảng so sánh theo kích thước các loại trái cây, ở tuần thứ 19 này, bé sẽ có kích thước bằng quả chuối. Không phải như chuối tiêu đâu, mà quả chuối lớn đấy nhé! Trọng lượng của bé vào khoảng 240 gram, khá nhỏ nhưng sẽ còn tăng lên khá nhiều nữa đấy. Một gợi ý nho nhỏ đối với các bà mẹ muốn ghi nhớ về quá trình tăng trưởng của bé trong bụng mẹ, các số đo của bé khi chào đời là: trọng lượng 3,5kg, vòng đầu 35cm và chiều dài cơ thể 53cm, đều là sự kết hợp của các con số 3 và 5.
Tuần này, não bộ và các cơ của bé đã phối hợp với nhau, có nghĩa là các cử động của bé trở nên ít ngẫu nhiên và bất chừng hơn bởi bé đã có thể điều khiển một phần hoạt động của cơ thể. Ví dụ như khi bạn nằm ở một tư thế đặc biệt mà bé không thích, bạn sẽ cảm thấy bé vặn vẹo để tìm không gian phù hợp. Các bé đúng là biết chọn lựa thật đấy nhỉ?
Trong bụng mẹ, bé liên tục uống và nuốt nước ối. Chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và sau đó thải ra nước tiểu của bé sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai. Các chất thải bắt đầu hình thành trong ruột bé và sẽ được thải ra ở lần đi tiêu đầu tiên của bé.
Bắt đầu từ tuần này, các mầm răng của bé được hình thành. Nước sinh hoạt ở khu vực các bà mẹ sinh sống nếu có bổ sung fluoride sẽ giúp ích cho quá trình này của bé. Nhau thai với nhiệm vụ lọc các chất sẽ chấp nhận fluoride nếu lượng hấp thu ở mức an toàn.


Thai nhi tuần 20
Bé phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này. Rồi thi thoảng bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn của mình, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa kìa.
Tuần này bé phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này. Các chuyên gia khuyên rằng trong thời kỳ mang thai, bạn chỉ cần ăn thêm khoảng 10 phần trăm lượng thực phẩm trước khi mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần bổ sung khoảng 1.050 calo/ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Như vậy, chỉ cần thêm một miếng trái cây, hay một nắm các loại hạt, hoặc một chiếc bánh kẹp nữa là đủ.
Bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.


Thai nhi tuần 21
Bé yêu của bạn trong tuần này nặng khoảng 360 gram và dài khoảng dưới 26,7 cm tính từ đầu đến mông. Trông bé vẫn như một con búp bê bé nhỏ nhưng làn da của bé vẫn còn nhăn nheo. Điều này là bởi vì da bé phát triển nhanh hơn lớp mỡ dưới da. Trong tuần này, bạn được quyền thoải mái ăn uống, miễn sao bạn luôn nhớ rằng đó là để tăng cân cho bé, chứ không phải cho bạn.
Em bé của bạn đang bắt đầu hình thành một chất quan trọng trong phổi, đó là surfactant- một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Bạn hãy liên tưởng đến những chiếc lá trên cây và sẽ hình dung ra được những túi khí nhỏ này cần được mở để có thể truyền dẫn khí ô-xy đến những mạch máu xung quanh. Nếu người mẹ chuyển dạ sớm, thì cần được tiêm steroid để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.
Trong tuần này, qua hình ảnh siêu âm có thể nhìn thấy các khoang tim và những mạch máu chính của tim bé. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng những cơ quan chính này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác của cơ thể bé.
Bé yêu của bạn đã có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng nếu có tiếng ồn lớn đột ngột. Tiếng chó sủa, tiếng đóng sầm cửa, tiếng khởi động xe sẽ khiến bé giật mình đạp mạnh. Xương của bé cũng dần cứng cáp hơn, do đó bạn nhớ uống canxi đầy đủ hàng ngày.

dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; salad nga; dấu hiệu nhận biết có thai; giới tính thai nhi; nấm đùi gà; nấm đùi gà; chăm sóc thai nhi; chăm sóc thai nhi; nấm đùi gà; dấu hiệu có thai; sinh con; mang thai; thụ thai; thai nhi tuan 2; thai nhi tuan 3; sự hình thành thai nhi; thai nhi tuần 5; thai nhi tuần 4; thai nhi tuần 29; chuan bi tam ly truoc khi sinh; thai nhi 32 tuan; thai nhi 33 tuan; thai nhi 30 tuan; thai nhi 34 tuan; thai nhi 36 tuan; thai nhi 31 tuan; cham soc thai nhi; thai nhi 27 tuan; thai nhi 28 tuan; thai nhi 35 tuan; thai nhi 24 tuan; dấu hiệu sắp sinh; giới tính thai nhi; thực đơn cho bà bầu; chăm sóc thai nhi; mang thai thang thu 1; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 2; mang thai thang thu 3; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 5; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 7; mang thai thang thu 9; mang thai thang thu 8; mang thai 3 thang cuoi; mang thai tuan 3; mang thai tuan 5; mang thai tuan 2; mang thai ngoai tu cung; cháo cá lóc; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; nui xào bò; tập cho bé bú bình; nấm đùi gà; chăm sóc sau sinh; sắm đồ sơ sinh; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; nấm đùi gà; nấm đùi gà; nấm đùi gà; mang thai thang thu 4; mang thai thang thu 2; an gi khi mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; dau hieu co thai; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu mang thai; giới tính thai nhi; gà ác tiềm thuốc bắc; cham soc thai nhi; cham soc thai nhi; chuẩn bị đồ sơ sinh; nấm đùi gà; dấu hiệu nhận biết có thai; cham soc thai ky; mang thai lan dau; nấm đùi gà; gà ác tiềm thuốc bắc; dấu hiệu sắp sinh; đoán giới tính thai nhi; thai nhi tuan 4; an gi khi mang thai 3 thang dau; dấu hiệu sắp sinh; cham soc thai nhi; mang thai thang thu 6; dấu hiệu sắp sinh; triệu chứng có thai; mang thai thang thu 6; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; dau hieu co thai; dau hieu mang thai; mang thai 3 thang dau; triệu chứng mang thai; đoán giới tính thai nhi; chăm sóc phụ nữ sau sinh; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; dấu hiệu nhận biết có thai; chăm sóc thai nhi; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang dau; cham soc thai nhi; dấu hiệu có thai; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; thai nhi thang thu 9; thai nhi thang thu 7; thai nhi thang thu 5; cháo lươn; thai nhi thang thu 8; chăm sóc sau sinh; thai nhi thang thu 6; thai nhi thang thu 3; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; mang thai thang thu 6; mang thai thang thu 6; cách nhận biết có thai; dấu hiệu có thai; dấu hiệu có thai; nấm đùi gà; mang thai 3 thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; mang thai thang dau; mang thai 3 thang dau; dấu hiệu có thai; dấu hiệu sắp sinh; dấu hiệu sắp sinh; thực đơn hàng ngày cho bà bầu; mang thai thang thu 6; sự hình thành thai nhi; triệu chứng mang thai; dấu hiệu mang thai; mang thai thang dau; mang thai thang thu 6; cham soc thai nhi; sự hình thành thai nhi; dấu hiệu mang thai; dấu hiệu có thai; phát triển kỹ năng; triệu chứng mang thai; dấu hiệu có thai;